Iceland bắt đầu vận hành ‘máy hút bụi’ khổng lồ

Nhà máy hút CO2 lớn nhất thế giới vừa bắt đầu được đưa vào vận hành ở Iceland. Nhà máy này được thiết kế như một chiếc máy hút bụi khổng lồ nhằm loại bỏ khí thải gây hiệu ứng nhà kính khỏi khí quyển.

Nhà máy mang tên Mammoth có quy mô gấp 10 lần so với Orca - nhà máy thu giữ khí thải trực tiếp quy mô lớn đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động vào năm 2021.

Hút khí thải trực tiếp (DAC) là công nghệ được thiết kế để hút và tách CO2 ra khỏi không khí bằng hóa chất. Lượng CO2 thu về có thể được bơm sâu xuống lòng đất, tái sử dụng hoặc chuyển đổi thành các sản phẩm rắn.

Nhà máy Mammoth của công ty Climeworks ở Hellisheiði, Iceland, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/5.

Nhà máy Mammoth của công ty Climeworks ở Hellisheiði, Iceland, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/5.

Hai công ty Climeworks và Carbfix của Iceland hợp tác để thực hiện quá trình cô lập CO2, đưa xuống lòng đất để biến đổi tự nhiên thành đá và được lưu trữ vĩnh viễn.

Toàn bộ quá trình này sẽ sử dụng năng lượng từ nguồn địa nhiệt dồi dào, thân thiện với môi trường ở Iceland. Các giải pháp chống biến đổi khí hậu tiên tiến như DAC đang được nhiều chính phủ và doanh nghiệp quan tâm, trong bối cảnh con người vẫn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch. Nồng độ CO2 trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023, tiếp tục gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Khi nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và thiên nhiên, các nhà khoa học cho rằng thế giới cần tìm ra cách thức để loại bỏ carbon khỏi khí quyển, bên cạnh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, công nghệ loại bỏ carbon như DAC vẫn gây tranh cãi do chi phí đắt đỏ, tốn năng lượng và chưa được chứng minh hiệu quả ở quy mô lớn. Một số nhà hoạt động khí hậu cũng lo ngại các giải pháp này có thể cản trở việc thực hiện chính sách cắt giảm nhiên liệu hóa thạch.

Mammoth được xây dựng từ tháng 6/2022. Khi hoạt động hết công suất, nhà máy này có thể loại bỏ 36.000 tấn carbon/năm ra khỏi khí quyển, tương đương với lượng khí thải từ 7.800 ô tô chạy bằng khí nhiên liệu hoá thạch. Công ty cho biết chi phí xử lý mỗi tấn carbon là khoảng 1.000 USD.

Nguồn: [Link nguồn]

Cây bách khổng lồ được nhận định cao nhất ở châu Á được tìm thấy trong khu rừng ở Tây Tạng, Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Ngọc - CNN ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN