Hơn 80 quốc gia tham gia đàm phán về sáng kiến hòa bình của Ukraine

Cuộc họp bàn về sáng kiến hòa bình của Ukraine diễn ra tại một khu trượt tuyết sang trọng ở Davos, phía đông Thụy Sĩ, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới kéo dài 5 ngày.

Đại diện các quốc gia tham gia đàm phán về sáng kiến hòa bình của Ukraine ở Davos, Thụy Sĩ hôm 14/1.

Đại diện các quốc gia tham gia đàm phán về sáng kiến hòa bình của Ukraine ở Davos, Thụy Sĩ hôm 14/1.

83 quốc gia đã tham gia đàm phán hôm 14/1 để tìm tiếng nói chung về sáng kiến hòa bình của Ukraine. Nước chủ nhà Thụy Sĩ thừa nhận, vẫn còn một chặng đường dài để có thể mời Nga tham gia đàm phán.

Các cố vấn an ninh quốc gia đến từ 83 quốc gia đã tham gia đàm phán về sáng kiến hòa bình do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất. Đây là lần thứ 4 một cuộc đàm phán như vậy diễn ra.

"Mục đích của cuộc họp này là để chuẩn bị sẵn sàng và chờ thời điểm tích hợp nhằm khởi động một tiến trình có sự tham gia của Nga", Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis nói trong cuộc họp báo.

Ông Cassis nói các bên muốn mời Nga tham gia đàm phán nhưng hiện tại, cả Kiev và Moscow đều không sẵn sàng cho điều đó. "Ở đây chúng tôi cố gắng thảo luận cùng nhau và tìm kiếm tiếng nói chung", Ngoại trưởng Thụy Sĩ cho biết thêm.

Brazil, Ấn Độ và Nam Phi là các quốc gia tham gia cuộc đàm phán hôm 14/1. Đây là các nước nằm trong nhóm BRICS có Nga. Ông Cassis nói sự tham gia của các quốc gia này mang ý nghĩa quan trọng.

"Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ phải mời Nga tham gia tiến trình. Không thể có hòa bình mà không có tiếng nói của Nga", ông Cassis nói. "Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi ngồi chờ đến khi Nga làm điều gì đó".

Cuộc đàm phán ngày 14/1 tập trung vào các vấn đề như làm cách nào để xung đột kết thúc, thúc đẩy Nga rút quân khỏi Ukraine và ngăn chặn xung đột có thể quay trở lại.

Theo Ngoại trưởng Thụy Sĩ, đây có thể là vòng đàm phán cuối cùng ở cấp độ của các cố vấn an ninh quốc gia. Nhưng các cuộc đàm phán ở cấp cao hơn vẫn có thể diễn ra trong tương lai.

Tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố sáng kiến hòa bình gồm 10 điểm nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Nga đã bác bỏ sáng kiến, cho rằng các điều khoản mà ông Zelensky đưa ra là "phi thực tế".

Nga một mặt khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán nào không có sự tham gia của Nga là vô ích, mặt khác cho rằng Ukraine cần chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ" để làm cơ sở nối lại đàm phán.

Tháng 9/2022, Nga đã sáp nhập 4 vùng ở Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia. Nga coi các vùng lãnh thổ sáp nhập là lãnh thổ Nga và sẽ không từ bỏ các vùng lãnh thổ này.

Nguồn: [Link nguồn]

Việc Ukraine "tổ chức đàm phán bí mật", lôi kéo các quốc gia trung lập sẽ không giúp giải quyết cuộc xung đột, Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/1 tuyên bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Kyiv Post ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN