Hội chứng “Hybristophillia” khiến nhiều phụ nữ cuồng yêu kẻ giết người hàng loạt

Tại sao lại có phụ nữ yêu mê mệt một kẻ giết người hàng loạt? Điều này có liên quan đến lý do tại sao chúng ta lại yêu tội phạm thực sự đến vậy không? Các chuyên gia đã đi sâu vào hiện tượng tâm lý được gọi là "Hybristophillia".

Cô gái viết hơn 150 thư cho tội phạm bày tỏ thương yêu

"Tôi thực sự chẳng muốn sống một cuộc sống không có anh, thiếu anh, bầu trời như không có nắng" - Victoria, cô gái Thụy Điển cho biết. Cô gọi anh ta bằng tên của anh, cô gửi thư mỗi tuần và hứa hẹn sẽ chờ đợi anh ngày ra tù. Đó là câu chuyện tình yêu “ Anh đứng trong song sắt, em đứng ngoài song sắt” của cô gái tên Victoria vốn đem lòng yêu một kẻ giết người hàng loạt tên là Anders Behring Breivik. Là một người phụ nữ ở Thụy Điển với độ tuổi 20, Victoria có vẻ ngoài tương đối lạnh lùng và xa cách, nhưng khi nói về “Anders thân thương nhất của mình," cô lại không giấu nổi sự nghẹn ngào.

Rosalie và Oscar trong một chuyến thăm nuôi gần đây.

Rosalie và Oscar trong một chuyến thăm nuôi gần đây.

Từ một thị trấn nhỏ ở Thụy Điển, Victoria đang làm mọi thứ để có được một chính sách nới lỏng các điều kiện của nhà tù nơi đang giam giữ Breivik. Breivik đã phải trải qua nhiều năm sống trong sự cô độc tại một nhà tù có độ an toàn cao, sát thủ này đang phải thụ án 21 năm và có thể được gia hạn nếu vẫn được coi là mối nguy hiểm cho xã hội. Breivik đã giết chết 77 người hồi tháng 7/2011, khi đó tên này đã đặt một quả bom ở gần văn phòng chính phủ ở Oslo (Na Uy) và sau đó nổ súng vào một trại nghỉ hè cho trẻ em trên đảo Utoya nước này. Hắn ta tuyên bố rằng, đang “chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của Hồi giáo và chủ nghĩa đa văn hóa”. Đối với Victoria, cô cảm thấy thương Breivik hơn: "Tôi quan tâm nhiều hơn về anh ấy vì bây giờ anh ấy đang ở trong một tình trạng dễ bị tổn thương".

Victoria đã viết hơn 150 bức thư hỏi thăm tình hình sức khỏe và an ủi tinh thần cho người mình yêu, đồng thời cô cũng gửi cho anh ta những món quà nhỏ như chiếc cà vạt... Đổi lại việc này, cô đã nhận được hai bức thư từ Breivik. Mối quan hệ giữa Victoria và Breivik rất khó định nghĩa vì cô chưa gặp anh ta lần nào, khi cô muốn vào tù thăm nhưng cũng bị từ chối. Nhưng Victoria mô tả “người trong mộng” của mình như một người bạn cũ và một người anh trai. Cô cũng thừa nhận nhìn thấy Breivik rất cuốn hút, và quan hệ của họ có tồn tại những cảm xúc lãng mạn, ít nhất là từ phía cô.

Rosalie trong ngày cử hành hôn lễ.

Rosalie trong ngày cử hành hôn lễ.

Victoria gặp Breivik qua một trò chơi online hồi năm 2007, nhưng hai năm sau đó hắn đã cắt liên lạc với cô. Tuy nhiên vào năm 2012, Victoria đã nối lại liên lạc với người đàn ông khi đó đã trở thành kẻ bị căm ghét nhất tại Na Uy. Thực tế, không chỉ có Victoria mới là người dành tình cảm cho kẻ sát nhân, hàng trăm phụ nữ khác cũng đang thổn thức vì hắn.  Victoria cho biết, tình cảm của cô dành cho Breivik không xuất phát từ ham muốn được nổi tiếng. Thực tế, chị gái Victoria đã từ mặt cô sau khi biết quan hệ của cô với Breivik, và Victoria cũng đã cắt đứt liên lạc với bạn bè của mình.

Victoria thừa nhận cô có cùng quan điểm với một số lý tưởng của Breivik, nhưng cô không ủng hộ bạo lực. “Tôi nghĩ mình đã phân biệt rạch ròi Anders và Breivik. Với tôi, Anders là người bạn cũ, còn Breivik là kẻ đã gây ra mọi chuyện kinh khủng. Mỗi ngày trôi qua tôi lại nhớ anh ấy nhiều hơn. Tôi nghĩ tình cảm của tôi cứ ngày một lớn mạnh hơn" - Victoria nói.

Nữ thám tử bỏ chồng luật sư danh giá kết hôn với kẻ bị buộc tội giết người hàng loạt

"Đó là tình yêu tôi chưa bao giờ trải nghiệm"- nữ thám tử Mỹ ly dị chồng để kết hôn với Oscar Ray Bolin, tử tù bị buộc tội giết người, nói về chuyện tình của mình và khẳng định Oscar vô tội. Oscar Ray Bolin bị buộc tội giết người hàng loạt vì sát hại 3 phụ nữ vào năm 1986 gồm Natalie Blanche Holley, 25 tuổi, Teri Lynn Matthews, 26 tuổi, và Stephanie Collin, 17 tuổi. Oscar bị kết án tử hình nhưng vẫn chưa thi hành án. Rosalie Martinez gặp Oscar tại nhà tù bang Florida năm 1995 khi đang làm việc cho văn phòng luật sư nhà nước, nơi bào chữa miễn phí cho các bị cáo không đủ tiền thuê luật sư. Thời điểm này, cô là trợ lý luật sư, được giao nhiệm vụ rà soát hồ sơ một vụ án hiếp dâm và giết người liên quan đến Oscar.

Trong cuộc trò chuyện với ABC News, cô hồi tưởng lúc hai người mới gặp nhau: "Cánh cửa mở ra. Người đàn ông trẻ này đang đứng đó. Anh ấy đứng quay lưng về phía tôi và rồi xoay người lại hỏi: “Cô là ai?”. Tôi nói: 'Tôi đến để giúp anh'".

"Tôi cảm nhận được cảm giác cô đơn, bị cô lập và bị giam hãm của anh ấy. Điều đó khiến tôi như bị nghẹt thở"- cô nói. Rosalie tâm sự rằng mặc dù đang sống với người chồng luật sư thành đạt và giàu có nhưng cô vẫn thấy thiếu thốn thứ gì đó. Đó là một tình yêu cuồng nhiệt và cô cảm nhận được tình yêu đó từ Oscar. Rosalie quyết định ly thân chồng và nghỉ làm việc ở văn phòng luật sư nhà nước. Năm 1996, chồng cô đâm đơn ly dị và được quyền chăm sóc 4 đứa con.

Tháng 10 năm đó, Rosalie và Oscar quyết định tiến hành hôn lễ qua điện thoại. Rosalie mặc váy cưới, đứng bên bức hình của Oscar tại căn hộ của cô ở thành phố Gainesville, Florida, còn Oscar vẫn ở trong nhà tù. Trước sự chủ trì của một vị linh mục, hai người thề nguyện suốt đời gắn bó với nhau với tư cách là vợ chồng.

Thay vì đi nghỉ tuần trăng mật, chỉ ba ngày sau đám cưới, cô và tân lang phải nghe tòa tuyên án tử hình dành cho Oscar vì phạm tội giết người.

Trước khi bị buộc tội giết người, Oscar đã ngồi tù ở Ohio vì tội bắt cóc và hiếp dâm một phụ nữ. Rosalie thừa nhận Oscar phạm tội hiếp dâm nhưng cô kiên quyết cho rằng anh không phải là một tên sát nhân. Cô nói: "Tôi chẳng bao giờ, chưa bao giờ nghĩ, dù chỉ một giây, rằng anh ấy phạm tội trong ba vụ giết người. Bằng chứng tòa đưa ra không đủ vững để kết tội. Theo tôi, Oscar đã không được xét xử công bằng".

Đến bây giờ, sau nhiều lần kháng cáo, Oscar đã bị kết án tử hình tổng cộng 7 lần. Tuy nhiên, Rosalie vẫn kiên trì cuộc chiến pháp lý ròng rã gần 20 năm qua để minh oan cho Oscar. Cô lái xe đến thăm chồng ở nhà tù bang Flordia hai lần mỗi tuần.

Oscar bị nhốt 23 giờ/ngày trong phòng biệt giam và không thể làm phận sự như một người chồng truyền thống, nhưng Rosalie vẫn quả quyết khẳng định Oscar là một người chồng tuyệt vời. Hàng ngày, Oscar đều gửi cho cô những tấm bưu thiếp tự vẽ bằng tay và những lá thư tình. Rosalie đã lưu giữ tất cả. "Tôi không thể chịu nổi nếu vứt bỏ bất kỳ cái nào trong số bưu thiếp và thư của anh ấy. Tôi không thể. Tôi nghĩ nghệ thuật tạo dựng tình yêu có lẽ nằm trong những tấm bưu thiếp này"- cô nói.

"Tôi có thể không bao giờ được chồng thay dầu xe, đổ rác, hay cùng nhau đi xem phim. Nhưng anh ấy nâng niu cảm xúc của tôi và luôn lắng nghe tôi. Tôi luôn cảm thấy anh ấy ở bên mình, trọn vẹn 100%. Trong mắt anh ấy, không có gì quan trọng hơn tôi cả"- cô chia sẻ.

Một trong những bức thư có chữ ký của Anders Breivik gửi cho Victoria.

Một trong những bức thư có chữ ký của Anders Breivik gửi cho Victoria.

 Về vấn đề sinh hoạt riêng tư, luật pháp không cho phép vợ gần gũi với chồng mang án tử hình khi thăm nuôi, vì vậy Rosalie và Oscar chưa bao giờ hoàn thành mối quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa đen. Song Rosalie cho biết cô không bận tâm về điều đó. "Tôi thấy thật kỳ lạ khi mọi người quan tâm đến đời sống tình dục của tôi"- Rosalie nói, "Đó không phải là chuyện của họ và bạn biết đấy, đó không phải là một phần bắt buộc trong mối quan hệ tình cảm của chúng tôi".

Rosalie hiện hành nghề thám tử tư và chuyên gia bào chữa, cô đang giúp chồng cô và những người khác kêu oan về các tội danh mà họ bị quy kết. Cô phân tích mọi tài liệu, hình ảnh trong các vụ án của Oscar và tìm ra những điểm bất hợp lý. Chẳng hạn, cô phát hiện một dấu giày tại hiện trường có số đo là 10 nhưng chồng cô luôn mang giày cỡ số 8. Hy vọng Oscar được minh oan đang hé mở vì sắp tới, Oscar sẽ tham gia hai phiên xét xử mới. Một phiên để xem xét đơn khiếu kiện nói rằng, có một tên sát nhân hàng loạt khác thừa nhận sát hại 1 trong 3 phụ nữ đã được kết luận là bị Oscar giết. Phiên xét xử thứ hai sẽ xem xét liệu cách làm việc không đáng tin cậy của một cựu nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) có tác động đến bản án kết tội Oscar hay không.

Nhân viên đó là Michael Malone, chuyên viên đã gửi kết quả xét nghiệm bằng chứng tóc và lông cho FBI trong cả 3 vụ giết người liên quan đến Oscar. Hiện Malone đã thôi làm việc cho FBI. Năm 2014, Văn phòng Tổng thanh tra thuộc Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo nói rằng, Malone nhiều lần đưa ra kết quả xét nghiệm không có căn cứ khoa học, đồng thời cung cấp lời khai không chính xác, sai lệch và làm lạc hướng điều tra trong các phiên tòa hình sự. Báo cáo xếp vụ án của Oscar vào danh sách 52 vụ án cần phải được thẩm tra lại. Malone đã từ chối đưa ra bình luận về báo cáo này.

"Trong suy nghĩ của tôi, Malone mới chính là tên sát nhân hàng loạt núp trong vỏ bọc chuyên viên giám định"- Rosalie nói. "Rất có thể nhiều người đã bị thi hành án tử hình vì các bằng chứng mà Malone cung cấp. Thật đáng sợ".

Để kết thúc câu chuyện của mình, Rosalie nói đầy tự tin: "Tôi bắt đầu kêu oan cho Oscar vào ngày 3/2/1995 và tôi sắp hoàn thành việc này. Tôi chắc chắn sẽ hoàn thành". Rosalie nói rằng cô sẽ tiếp tục "chiến đấu" cho Oscar, ngay cả khi anh ta bị thi hành án. "Tôi sẽ không ngồi yên", Rosalie nói. "Tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng".

Nguồn: [Link nguồn]

Anatoly Onoprienko sinh năm 1959 ở làng Lasky, tỉnh Zhytomyr, Ukraine. Từ năm 1989 đến năm 1996, hắn đã giết hại 52 người. Có lần, Anatoly nhẫn tâm tàn sát cả một gia đình, trong đó có đứa trẻ 3 tháng tuổi. Vì mẹ mất sớm còn bố bỏ nhà đi, Anatoly và anh trai phải sống với ông bà. Anatoly sau đó được gửi vào một trại trẻ mồ côi ở thành phố Malyn của tỉnh Zhytomyr. Tại đây, Anatoly thường bị những học sinh lớn tuổi bắt nạt, đánh đập và không đủ sức chống trả. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Anatoly vào học tại trường hàng hải rồi được làm việc trên tàu viễn dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Nguyễn ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN