Hoàng tử trẻ Ả Rập trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới

Mohammed bin Salman đang thúc đẩy cải cách để biến Ả Rập Saudi trở thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi đã quyết định mở rộng tổ chức thêm sáu nước thành viên nữa, trong số đó có Ả Rập Saudi, một chế độ quân chủ sa mạc tràn ngập đô la dầu mỏ.

Tuy nhiên, quốc gia này gần đây đã gây chú ý trên các phương tiện truyền thông thế giới không chỉ bởi hoạt động buôn bán hydrocarbon mà còn bởi việc xây dựng thành phố tương lai Neom, việc mua các ngôi sao thế giới cho các câu lạc bộ bóng đá địa phương và sự tự do hóa đáng kể các quy định Sharia hiện có trước đây ở vương quốc này.

Ả Rập Saudi đang xây dựng thành phố tương lai Neom trên sa mạc. Đây là ý tưởng của thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: neom.com.

Ả Rập Saudi đang xây dựng thành phố tương lai Neom trên sa mạc. Đây là ý tưởng của thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: neom.com.

Có một người đứng đằng sau việc hiện đại hóa nhà nước này: vương quốc trên thực tế được lãnh đạo bởi Thái tử Mohammed bin Salman, 37 tuổi, một người dù còn rất trẻ theo tiêu chuẩn của giới tinh hoa chính trị nhưng đã được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Bắt 350 đối tượng đưa và nhận hối lộ

Mohammed bin Salman, báo chí phương Tây thường gọi là MBS, bắt đầu sự nghiệp chính trị vào năm 2009 với tư cách là cố vấn cho cha mình, Quốc vương Salman hiện tại.

Năm 2015, MBS đứng đầu ủy ban chống tham nhũng. Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông đã chỉ đạo một chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có – hơn 350 người, trong đó có 11 hoàng tử, đã bị bắt vì tội lạm dụng chức quyền.

Hành động này được coi là một sự thanh lọc các đối thủ cạnh tranh chính trị, mặc dù nhiều người cho rằng cuộc tấn công táo bạo như vậy nhằm vào các thành viên ưu tú trước đây thuộc dạng bất khả xâm phạm và là một bước đi cần thiết vì sự thịnh vượng của vương quốc.

Và kể từ thời điểm đó, MBS đã khẳng định vững chắc mình là chính trị gia số một trong nước, mặc dù vẫn bị hạn chế bởi quyền lực của vua cha. Chức vụ thủ tướng, có được vào năm ngoái, đã củng cố địa vị của Mohammed bin Salman với tư cách là người cai trị thực sự của Ả Rập Saudi.

Nhà cải cách trẻ tuổi

Thái tử Mohammed bin Salman đã mang lại những thay đổi lớn cho Ả Rập Saudi vốn khá bảo thủ. Trong nhiều năm hoạt động chính trị của mình, ông đã nổi tiếng với tư cách gần như là một người theo phong cách hipster, xuất hiện trước công chúng trong trang phục quần short, chơi trò chơi điện tử và đến thăm các tỷ phú của Thung lũng Silicon.

Người ta đã quen nhìn thấy Mohammed bin Salman trong trang phục dân tộc của người Saudi - áo gandura trắng dài đến sàn và khăn quàng cổ gutra ca rô màu đỏ nhưng đôi khi ông cũng chọn phong cách ăn mặc châu Âu.

Người ta đã quen nhìn thấy Mohammed bin Salman trong trang phục dân tộc của người Saudi - áo gandura trắng dài đến sàn và khăn quàng cổ gutra ca rô màu đỏ nhưng đôi khi ông cũng chọn phong cách ăn mặc châu Âu.

Nhưng cả những người cùng chí hướng chính trị lẫn những người đối lập đều ghi nhận trí tuệ chín chắn, nghị lực và khả năng làm việc của Thái tử. Căn cứ vào số lượng chức vụ, trách nhiệm mà MBS đang đảm nhiệm, ông thậm chí còn được mệnh danh là "Mr. Everything" (Quý ông “Làm tuốt”).

Trước hết, MBS ủng hộ việc thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều tôn giáo của Wahhabis, vốn đã trị vì vương quốc trong nhiều năm. Ông ủng hộ một xu hướng Hồi giáo ôn hòa và thế tục hơn, mà ông cho là gần gũi hơn với nguồn gốc của giáo lý.

Trong những năm gần đây, cuộc sống hằng ngày của vương quốc đã có nhiều thay đổi: các trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim và thậm chí cả các câu lạc bộ độc lập đang mở cửa trong nước, địa vị của phụ nữ đã được cải thiện sâu sắc - họ được phép lái ô tô, tỷ lệ lao động nữ trong nền kinh tế đã tăng gấp ba lần, kể cả việc bổ nhiệm công chúa Rima làm đại sứ tại Mỹ.

Trong bối cảnh duy trì trật tự trong nước mềm dẻo hơn, cảnh sát đạo đức địa phương, cơ quan giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy tắc Sharia, đang dần mất đi ảnh hưởng và sự hiện diện ở những nơi công cộng.

Bằng cách sử dụng các công cụ quyền lực mềm, Ả Rập Saudi đang xây dựng thành phố Neom, trong tương lai sẽ thu hút hàng triệu khách du lịch, đầu tư vào năng lượng xanh, công nghệ khử mặn nước biển và thể thao điện tử, đồng thời đưa các ngôi sao bóng đá đẳng cấp thế giới như Cristiano Ronaldo và Karim Benzema đến với quốc gia này.

Thủ lĩnh của Trung Đông

Về chính sách đối ngoại, MBS thời gian gần đây đã thử sức với vai trò là người kiến ​​tạo hòa bình trong cuộc đấu tranh giành vị thế dẫn đầu khu vực Trung Đông.

Trong những năm gần đây, Ả Rập Saudi đã có nhiều bước đi quan trọng đối với các đối thủ cũ. Vì vậy, năm nay, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Ả Rập Saudi đã khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran, vốn đã bị cắt đứt vào năm 2016 sau vụ tấn công vào đại sứ quán của vương quốc này ở Tehran.

Vào tháng 5 cùng năm, nhờ nỗ lực của Thái tử, Syria, quốc gia vốn đã bị loại khỏi tổ chức này vào năm 2011, đã trở lại thể chế của Liên đoàn các quốc gia Ả Rập. Đánh giá theo những thông tin rò rỉ trên báo chí, Saudi thậm chí còn sẵn sàng công nhận Israel.

Việc Cristiano Ronaldo chuyển đến CLB Al-Nasr của Saudi đã khiến vương quốc này thu hút sự chú ý của người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới. Ảnh: Ahmed Yosri/REUTERS.

Việc Cristiano Ronaldo chuyển đến CLB Al-Nasr của Saudi đã khiến vương quốc này thu hút sự chú ý của người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới. Ảnh: Ahmed Yosri/REUTERS.

Thái tử vốn không phải là người hâm mộ phương Tây. Không giống như nhiều hậu duệ của các gia đình giàu có khác ở Trung Đông, ông thậm chí còn học hành ở chính quê nhà. Hiện Riyadh đang tích cực tách mình ra khỏi Mỹ và tăng cường hợp tác với Trung Quốc và Nga.

Mới đây, người ta biết đến việc nghiên cứu tiếng Trung đã được đưa vào các trường phổ thông và đại học của vương quốc. Theo cựu đại sứ Pháp tại Riyadh, Bertrand Besanceno, người Saudi là những người thực tế nên hiểu rằng họ vẫn phụ thuộc vào Mỹ, nhưng họ tin rằng Mỹ đã trở nên yếu thế hơn.

Sau khi đã đạt được uy tín cao trong hình thức liên minh khu vực và các mối quan hệ song phương, thái tử đã chuyển sang vị thế của một người chơi độc lập ở cấp độ cao hơn. Bằng chứng cho điều này là hội nghị thượng đỉnh do MBS tổ chức tại Jeddah nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhưng đây không phải là giới hạn tham vọng của thái tử. Bản thân Mohammed bin Salman tin rằng Trung Đông sẽ trở thành một trung tâm quyền lực mới thay vì một châu Âu già nua nếu các quốc gia chính trong khu vực có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành công. Với sức nặng chính trị và độ tuổi trẻ của một chính trị gia, MBS tự coi mình là kiến ​​trúc sư của những thay đổi này và đang nhanh chóng hướng tới mục tiêu này.

“Nếu chúng tôi thành công, nhiều quốc gia sẽ theo chúng tôi, trong 30 năm nữa sẽ có sự hồi sinh của người Ả Rập. Đây là cuộc chiến của Ả Rập Saudi, đây là cuộc chiến của bản thân tôi, mà cá nhân tôi đã chấp nhận và quyết không bỏ mình trong cuộc chiến đó cho đến khi Trung Đông trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới”, vị thái tử này đã tuyên bố hồi năm 2018 tại một diễn đàn đầu tư ở Riyadh.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiểu vương quốc muốn vượt Dubai, thành ”thiên đường” mới của giới siêu giàu

Khi Dubai trở nên đông đúc và đắt đỏ hơn, một tiểu vương quốc thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nổi lên như một "thiên đường" mới cho các tỷ phú...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khắc Quang ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN