Hổ thực sự sợ gì?

Hung dữ, mạnh mẽ và sở hữu kỹ năng săn mồi đỉnh cao giúp hổ luôn là loài vật được xếp vào nhóm đứng đầu trong chuỗi thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, một con hổ trưởng thành sẽ không run sợ trước bất kỳ loài động vật nào. Tuy nhiên, “chúa sơn lâm” cũng có những “nỗi sợ thầm kín” mà ít người biết tới.

Hổ là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao và cần được bảo vệ (ảnh: India Today)

Hổ là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao và cần được bảo vệ (ảnh: India Today)

1. Hổ sợ gì?

Theo Naturenoon, cũng giống như hầu hết các loài động vật khác, hổ rất sợ lửa. Việc sử dụng lửa để vây bắt, xua đuổi, giết hoặc nhốt là cách những người thợ săn, chuyên gia huấn luyện thú sử dụng để thuần hóa “chúa sơn lâm”. Trong biểu diễn xiếc, một người huấn luyện thường thể hiện tài năng của mình bằng cách bắt hổ nhảy qua vòng lửa – thứ nó rất sợ. Hổ cũng thường tỏ ra sợ hãi trước những âm thanh lớn, kỳ lạ mà chúng chưa từng nghe được trước đây.

Việc mất môi trường sống tự nhiên cũng là “nỗi sợ” lớn đối với loài hổ. Vào đầu thế kỷ 20, có khoảng 100.000 con hổ sống trong môi trường tự nhiên trên thế giới. Đến năm 2015, ước tính, chỉ còn 1.500 – 3.500 cá thể hổ còn sót lại trong môi trường tự nhiên, theo Naturenoon.

Nguyên nhân khiến loài hổ bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng là do các khu rừng – môi trường sống chủ yếu của hổ – bị tàn phá và nạn săn bắt hổ để lấy xương nấu cao, da và răng nanh.

Hổ và gấu được cho là 2 loài “không đội trời chung” (ảnh: Naturenoon)

Hổ và gấu được cho là 2 loài “không đội trời chung” (ảnh: Naturenoon)

2. Kẻ thù lớn nhất của hổ trong tự nhiên là loài vật nào?

Trong môi trường tự nhiên, hổ thường đụng độ với gấu khi cạnh tranh nguồn thức ăn. Một số loài gấu như gấu lợn, gấu đen rất hung bạo và có thể khiến hổ phải chùn bước trong một cuộc đấu tay đôi. Ở châu Á, hổ có thể tấn công, ăn thịt gấu hoặc ngược lại. Loài gấu thường rất thù địch với loài hổ. Trong một khu vực có diện tích không quá rộng, hổ và gấu hiếm khi có thể cùng chung sống hòa bình.

Cá sấu, trăn và báo cũng được cho là những loài động vật có thể đe dọa hổ. Trong môi trường tự nhiên, hổ thường tránh đụng độ với các loài động vật nguy hiểm này bằng cách thay đổi giờ đi săn.

Những sọc màu đen trên mỗi con hổ cũng độc nhất vô nhị như vân tay của con người (ảnh: AP)

Những sọc màu đen trên mỗi con hổ cũng độc nhất vô nhị như vân tay của con người (ảnh: AP)

3. Hổ có thích thịt người không?

Theo Naturenoon, hổ có xu hướng lảnh tránh khi gặp con người và đặc biệt là không thích ăn thịt người. Nếu không được trang bị vũ khí, người có thể là con mồi tương đối dễ bị hạ gục đối với hổ trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên đối với hổ, thịt người không phải không phải món khoái khẩu.

Hầu hết những con hổ tấn công và ăn thịt người là hổ già, ốm yếu hoặc bị rụng răng nanh. Chúng tấn công người vì sự tuyệt vọng do cơn đói hành hạ. Trong một số trường hợp khác, hổ có thể tấn công người nếu cảm thấy bị đe dọa hoặc khiêu khích. Món ăn yêu thích của hổ là thịt lợn, nai và trâu.

Dùng tay trần giết hổ là điều bất khả thi, theo Naturenoon (ảnh: CNN)

Dùng tay trần giết hổ là điều bất khả thi, theo Naturenoon (ảnh: CNN)

4. Người có thể giết hổ chỉ bằng tay trần?

Theo Naturenoon, khả năng người giết được hổ bằng tay không trong một trận đấu tay đôi là cực kỳ thấp. Ở Trung Quốc có chuyện Võ Tòng tay không đấm chết hổ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết.

Nếu không được trang bị vũ khí, con người thường bị đánh giá thấp về khả năng chiến đấu với loài động vật săn mồi nguy hiểm như hổ. Mặc dù vậy, nhiều người khỏe mạnh vẫn có thể sống sót bằng cách chống cự và bỏ chạy nếu bị hổ tấn công. Đừng quên rằng, kể cả khi không có răng nanh, móng vuốt hoặc da dày, con người vẫn là loài động vật có kích thước khá to lớn và sở hữu 2 cánh tay mạnh mẽ.

5. Phải làm gì nếu có nguy cơ bị hổ tấn công?

Nếu có nguy cơ bị hổ tấn công, hãy xông tới và khiến nó bị bất ngờ, Naturenoon đưa ra lời khuyên. Giống như nhiều loài động vật săn mồi khác, hổ có xu hướng rình rập và giữ khoảng cách an toàn với con mồi trước khi tấn công. Chúng có thể bị sốc và hoảng loạn nếu thấy một loài động vật to lớn như con người lao tới quá gần mình. Cũng giống như loài mèo, hổ sẽ cảm thấy phấn khích và lao vào rượt đuổi nếu phát hiện con mồi bỏ chạy.

Theo Naturenoon, trước khi giao chiến, hổ thường phát ra tiếng gầm gừ để cảnh báo đối thủ về việc duy trì khoảng cách an toàn. Khi giao phối, hổ cũng cố gắng hạn chế tiếp xúc thân thể với đối phương và giữ khoảng cách khiến chúng cảm thấy đủ an toàn.

Nếu chiến đấu với sư tử, hổ nắm chắc phần thắng theo Naturenoon (ảnh: Quora)

Nếu chiến đấu với sư tử, hổ nắm chắc phần thắng theo Naturenoon (ảnh: Quora)

6. Hổ và sư tử, loài nào mạnh hơn?

Hổ chắc chắn mạnh hơn sư tử, Naturenoon khẳng định. Thông thường, một con hổ trưởng thành sẽ có kích thước to lớn hơn sư tử trưởng thành. Hổ có tập tính săn mồi đơn độc. Điều này khiến chúng sở hữu kỹ năng chiến đấu cao hơn sư tử - loài động vật săn mồi theo bầy đàn. Trong một trận đấu tay đôi giữa hổ và sư tử, phần thắng gần như 100% nghiêng về “chúa sơn lâm”.

Theo Naturenoon, hiệu quả săn mồi của một con hổ tương đương với từ 2 – 4 con sư tử cái châu Phi. Gân ở chân hổ cũng khỏe hơn nhiều so với sư tử. Khi bị thợ săn bắn chết, nhiều con hổ vẫn đứng sừng sững thay vì ngã nhào xuống đất.

Hổ và voi thường chung sống khá hòa bình (ảnh: India Today)

Hổ và voi thường chung sống khá hòa bình (ảnh: India Today)

7. Hổ có sợ voi không?

Không, không và không, Naturenoon khẳng định.

Theo Naturenoon, ở những khu rừng thuộc miền Nam Ấn Độ, hổ và voi chung sống tương đối hòa bình. Khi gặp những con voi trưởng thành có kích thước lớn, hổ tỏ ra khá dè chừng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hổ có thể tấn công và giết chết voi con vì quá đói. Loài voi cũng được cho là khá sợ hổ. Bạn có thể sử dụng tiếng hổ gầm được khuếch đại để xua đuổi voi.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ: Chạm mặt nhóm kiểm lâm, hổ dữ làm điều gây hãi hùng

Nhóm kiểm lâm 4 người làm nhiệm vụ khảo sát khu bảo tồn tự nhiên, không ngờ chạm trán một con hổ cái hung dữ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Naturenoon ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN