Hành động của Trung Quốc gợi nhớ chiến tranh biên giới năm 1962, Ấn Độ cảnh giác

Căng thẳng Ấn Độ và Trung Quốc có chiều hướng leo thang dọc theo đường phân định biên giới ở Ladakh, nơi từng là điểm nóng chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn thường xảy ra khi các binh sĩ hai bên chạm mặt nhau.

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn thường xảy ra khi các binh sĩ hai bên chạm mặt nhau.

Ladakh – khu vực giáp biên giới Trung Quốc ở tỉnh Jamu và Kashmir luôn là một trong những điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Hôm 17.5, truyền thông Ấn Độ đưa tin, binh sĩ Trung Quốc dựng lều gần con sông Galwan và mở rộng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở Demchok.

Hành động này của Trung Quốc khiến Ấn Độ cảnh giác, huy động thêm binh sĩ đến các phòng tuyến dọc theo Đường Kiểm soát thực tế (LAC) để đề phòng binh sĩ Trung Quốc xâm nhập.

“Chúng tôi đã tăng cường sự hiện diện ở các phòng tuyến dọc theo LAC, bổ sung thêm binh sĩ tuần tra”, quan chức chính phủ Ấn Độ nói trên LAC.

Quan chức Ấn Độ giấu tên nói khu vực này có yếu tố lịch sử nhạy cảm, căng thẳng lại kéo dài hơn một tuần nên New Delhi đang hết sức cảnh giác. “Căng thẳng đã kéo dài hơn một tuần ở đây nên chúng tôi phải tăng cường lực lượng”, quan chức này nói thêm.

Tháng 10.1962, binh sĩ Trung Quốc bất ngờ bao vây trạm gác của quân Ấn Độ gần sông Galwan. Đây là một trong những sự kiện mở đầu chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.

Tại Ladakh, từ ngày 20-26.10.1962, quân Trung Quốc ồ ạt tiến công với 3 mũi nhọn là phía Daulat Beg Oldi, hồ Panggong và mũi Demchok. Quân Ấn Độ mất nhiều vị trí, sau đó phải rút khỏi toàn tuyến.

Tại Delhi, Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến ở Ladakh. "Sự khác biệt trong nhận thức về đường biên giới giữa hai nước là nguyên nhân đụng độ xảy ra thường xuyên. Cần có cơ chế giải quyết tận gốc các vấn đề như vậy”, quan chức Ấn Độ cho biết.

Chính phủ Ấn Độ đánh giá rằng Trung Quốc tăng cường hoạt động ở biên giới vì Ấn Độ đang có xu hướng ngả về phía Mỹ nhiều hơn, đặc biệt trong vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

“Trung Quốc mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương là mối đe dọa an ninh với Ấn Độ, khiến New Delhi phải tìm kiếm thêm các giải pháp”, nguồn tin cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

4 tiêm kích “không có đối thủ” Ấn Độ đủ sức đả bại chiến đấu cơ Trung Quốc

4 tiêm kích “phượng hoàng bầu trời” Rafale sẽ có mặt ở Ấn Độ trong tháng 7, chậm 2 tháng so với kế hoạch vì đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NDTV ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN