Hàm ý của Mỹ khi chính thức gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc

Bộ Tài chính Mỹ chính thức gắn mác cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ từ cuối ngày 5/8, sau khi Bắc Kinh để giá trị đồng nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.

Hàm ý của Mỹ khi chính thức gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc - 1Động thái hạ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được cho là nhằm trả đũa việc Mỹ sắp tăng thuế tiếp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Bước đi của Trung Quốc được coi là bước đi nhằm trả đũa đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục tăng thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Từng hoãn gắn nhãn thao tính tiền tệ cho Trung Quốc cách đây vài tháng, Bộ Tài chính Mỹ hôm qua bất ngờ đưa ra thay đổi mới sau khi chứng khoán Mỹ lao dốc, giá đồng nhân dân tệ giảm đi và Bắc Kinh thông báo sẽ hoãn mua nông sản Mỹ.

Cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mất khoảng 3% trong ngày 5/8, xuống mức thấp như cách đây 1 năm. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin “hôm nay xác định rằng Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ”, Bộ Tài chính Mỹ nói trong Thông báo phát đi sau khi các thị trường chứng khoán kết thúc ngày giao dịch. Thông báo nói thêm rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) “để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không công bằng do những hành động mới nhất của Trung Quốc gây ra”.

Bộ Tài chính Mỹ nói rằng quyết định này được đưa ra do “những bước đi cụ thể” của Trung Quốc trong những ngày gần đây nhằm hạ giá đồng tiền trong khi duy trì lượng dự trữ ngoại tệ đáng kể.

Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ chính thức gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc nếu ông trở thành tổng thống. Nhưng ông đã bỏ qua nhiều dịp để làm điều đó.

Theo luật có hiệu lực từ năm 1998, Bộ Tài chính Mỹ phải xác định những nước bị cho là thao túng đồng tiền nhằm giành được lợi thế thương mại với Mỹ.

Dù không gắn mác thao tính tiền tệ cho Trung Quốc trong báo cáo trình  Quốc hội hồi tháng 5, chính quyền Trump vẫn để nước này trong danh sách theo dõi.

Việc bất ngờ gắn mác cho Trung Quốc là nước thao tính tiền tệ trong quyết định đưa ra hôm 5/8 trong lúc hai nước đang ra đòn trả đũa nhau cho thấy bước đi này của Mỹ mang động cơ chính trị, SCMP dẫn lời ông Michael Hirson, trưởng bộ phận nghiên cứu về Đông Bắc Á tại tổ chức nghiên cứu Eurasia Group. 

Ông Hirson nói rằng việc coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ không hẳn chứa đựng hàm ta chính sách lớn hay dẫn đến những biện pháp trừng phạt ngay lập tức. 

Nhưng thị trường sẽ coi đây là nước leo thang căng thẳng và là nguy hiểm tiềm tàng, ông Hirson nói.

Một mối lo ngại hiện nay là sau bước đi của Trump, những người ủng hộ đường lối cứng rắn có thể sẽ gia tăng áp lực chính trị lên chính quyền Mỹ phải hành động, có thể dẫn đến các vụ việc thương mại khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nước càng căng thẳng.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc phủ nhận đã hạ giá đồng tiền để đáp trả việc Mỹ sắp tăng thuế.

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc phản ứng gay gắt

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động bất hợp pháp như vậy để tránh gây tổn hại cho hợp tác song phương trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - SCMP ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN