Hai quốc gia châu Âu ngoài Italia có số ca nhiễm Covid-19 hơn 1.000

Nhà chức trách Đức và Pháp bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tương tự như quốc gia láng giềng Italia, sau khi số ca nhiễm tăng mạnh ở hai quốc gia này.

Theo Politico, tính đến tối ngày 8.3, Italia thông báo có 1.126 ca nhiễm Covid-19 và 19 người tử vong. Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp khẩn cấp hôm 8.3 để tìm cách kiểm soát dịch bệnh.

Pháp hiện ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 ở mức 2 và nhiều khả năng sẽ sớm nâng lên mức 3. Virus cũng đã lan đến đội ngũ quan chức và nghị sĩ Pháp.

Ông Macron hối thúc người dân Pháp hạn chế đến thăm người già, những người dễ bị tổn thương vì virus. Các ca tử vong ở Pháp cho đến nay đều là người cao tuổi với tình trạng bệnh lý từ trước.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran thông báo cấm người dân tụ tập đông người. “Chúng tôi đã áp dụng quy định cấm tụ tập quá 1.000 người”, ông Veran nói, khẳng định các sự kiện “hữu ích cho đời sống quóc gia” sẽ vẫn được diễn ra.

Dịch bệnh từ Italia lây lan mạnh sang Đức và Pháp.

Dịch bệnh từ Italia lây lan mạnh sang Đức và Pháp.

Đức cũng áp dụng quy định cấm tụ tập quá 1.000 người như ở Pháp để ngăn virus lây lan, theo Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến nhiều sự kiện lớn, bao gồm cả các trận đấu bóng đá.

Theo luật liên bang Đức, các chính quyền địa phương ở 16 bang có nghĩa vụ thực thi quy định. Theo số liệu thống kê mới nhất, số ca nhiễm Covid-19 ở Đức đã vượt mốc 1.000 người, lên tới con số 1.040.

Tỉnh North Rhine-Westphalia và Bavaria dẫn đầu số ca nhiễm Covid-19 ở Đức. Hiện Đức chưa ghi nhận bất cứ ca tử vong nào trong khi đã có 18 người khỏi bệnh.

“Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là kiểm soát dịch bệnh”, ông Spahn nói. “Chúng tôi sẽ tính đến hệ quả kinh tế trong vài ngày tới”.

Chính phủ Đức cũng họp khẩn vào ngày 8.3 để thảo luận về tình hình dịch bệnh Covid-19. Trước đó, ông Spahn chỉ trích EU chưa có quy định chung kiểm soát dịch bệnh.

Dịch bệnh từ Italia lan tỏa ra khắp châu Âu chỉ trong một thời gian ngắn. Italia hôm 8.3 đã ban hành lệnh phong tỏa vùng tâm dịch Lombardy và 14 tỉnh phía bắc với số dân 16 triệu người.

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ, cần:

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi

- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác

- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở hoặc khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nguồn: [Link nguồn]

366 người chết vì Covid-19 ở Italia, số ca nhiễm vượt Hàn Quốc

Italia trải qua một ngày tồi tệ nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, số ca nhiễm lên tới 1.492 trong 24 giờ và tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN