Hà Lan “bắt tay” Mỹ hạn chế bán chip thiết yếu, Trung Quốc bị ảnh hưởng

Chính phủ Hà Lan vừa công bố kế hoạch hạn chế mới đối với xuất khẩu công nghệ bán dẫn ra nước ngoài để “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Thông báo hôm 8-3 đánh dấu động thái cụ thể đầu tiên của Hà Lan, quốc gia giám sát công nghệ sản xuất chip thiết yếu toàn cầu. Đồng thời, đây cũng được xem như cái "bắt tay" với Mỹ nhằm cản trở ngành sản xuất chip của Trung Quốc và làm chậm tiến bộ quân sự của quốc gia đông dân nhất thế giới, theo Reuters.

Tháng 10 năm ngoái, Washington đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu sâu rộng đối với công nghệ bán dẫn của Mỹ sang Trung Quốc. Để thực hiện có hiệu quả, Mỹ cần các nhà cung cấp chính khác như Hà Lan và Nhật Bản cũng phải tham gia. Các nước đồng minh đã thảo luận vấn đề trong nhiều tháng, trước khi chính phủ Hà Lan có động thái đầu tiên.

Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher đã công bố kế hoạch mới trong tờ trình gửi quốc hội và cho biết các hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn sẽ có hiệu lực trước hè này.

Tờ trình của bà Liesje Schreinemacher không nêu tên Trung Quốc, một đối tác thương mại quan trọng của Hà Lan; cũng không nêu tên ASML Holding, công ty công nghệ lớn nhất châu Âu và là đơn vị cung cấp chính cho các nhà sản xuất chất bán dẫn. Dẫu vậy, hãng Reuters nhận định cả Trung Quốc lẫn công ty ASML Holding sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn chế mới từ phía chính phủ Hà Lan.

Tờ trình của Bộ trưởng Thương mại Hà Lan nhấn mạnh công nghệ in bản thạch "DUV" sẽ bị ảnh hưởng. Đây là công nghệ tiên tiến thứ hai mà ASML Holding bán cho các nhà sản xuất chip máy tính.

"Chúng tôi cho rằng cần phải đưa ngay công nghệ này vào giám sát nhằm đảm bảo an ninh quốc gia"- nội dung tờ trình của Bộ trưởng Thương mại Hà Lan có đoạn.

Bà Schreinemacher cho biết thêm chính phủ Hà Lan đã quyết định các biện pháp "cẩn thận và chính xác nhất có thể... để tránh sự gián đoạn không cần thiết. Điều quan trọng đối với các công ty là phải biết họ đang phải đối mặt với những gì và có thời gian để điều chỉnh theo các quy định mới".

Mỹ vào tháng 10 năm ngoái đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu sâu rộng đối với công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Mỹ vào tháng 10 năm ngoái đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu sâu rộng đối với công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Chính phủ Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận sau thông báo mới nhất từ đồng minh Hà Lan.

ASML Holding cho biết họ ​​​​sẽ phải xin giấy phép để xuất khẩu phân khúc tiên tiến nhất trong số các máy DUV của mình.

ASML Holding thống trị thị trường cho các hệ thống in thạch bản, những cỗ máy trị giá hàng triệu USD sử dụng tia laser mạnh mẽ để tạo ra mạch điện nhỏ của chip máy tính.

ASML Holding cũng chưa bao giờ bán các máy công nghệ in quang khắc "EUV" tiên tiến nhất của mình cho khách hàng Trung Quốc.

Hãng Reuters tiết lộ chính phủ Nhật Bản dự kiến trong tuần này cũng sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về xuất khẩu chip theo sự thúc giục từ phía Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chip bán dẫn: Cuộc đấu địa chính trị giữa các siêu cường

Theo giới phân tích, ở thời kỳ phát triển công nghệ hiện đại, chất bán dẫn đã trở thành tâm điểm trong các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Hưng ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN