Chip bán dẫn: Cuộc đấu địa chính trị giữa các siêu cường

Theo giới phân tích, ở thời kỳ phát triển công nghệ hiện đại, chất bán dẫn đã trở thành tâm điểm trong các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Theo hãng tin Bloomberg, trong năm 2022, các cường quốc trên thế giới như Mỹ và Trung Quốc (TQ) dường như đã nhận ra rằng chip bán dẫn có thể trở thành một loại “tài nguyên” mới, thay vì chỉ đơn giản là một nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghệ.

Không giống như dầu, chất bán dẫn hết sức dồi dào và rẻ. Tuy nhiên, giá trị thực của nó nằm ở khả năng xử lý và phân tích dữ liệu, do vậy nó có vai trò ngày càng trọng yếu đối với các nền kinh tế hiện đại. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã khiến cho các cường quốc trên thế giới nhận ra rằng, cuộc sống có thể sẽ còn khó khăn hơn nếu thiếu chip bán dẫn.

Chip bán dẫn giữ vai trò quan trọng trong việc chế tạo sản phẩm và linh kiện công nghệ hiện đại. Ảnh: THEINVESTOR.CO

Chip bán dẫn giữ vai trò quan trọng trong việc chế tạo sản phẩm và linh kiện công nghệ hiện đại. Ảnh: THEINVESTOR.CO

Khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu

Theo Bloomberg, đối mặt tình trạng suy giảm mạnh về nhu cầu trong năm 2020, nhiều hãng chế tạo xe hơi và các công ty công nghệ đã phải hủy đơn hàng chip bán dẫn vốn được đặt để lắp vào các sản phẩm của mình. Điều này tạo điều điều kiện cho các công ty thiết bị điện tử tiêu dùng nhập cuộc và tiêu thụ lượng lớn nguồn cung dư thừa đó.

Chính điều này đã khiến nhu cầu chip bán dẫn tăng trở lại, dẫn đến tình trạng các hãng chế tạo xe hơi không có đủ thiết bị và linh kiện mà họ cần cho việc sản xuất, lắp ráp và sửa chữa. Thêm vào đó, tình hình đại dịch phức tạp trong giai đoạn 2020-2021 cũng khiến tình hình gián đoạn nguồn cung ngày càng trở nên tồi tệ.

Các chuyên gia của Bloomberg cho rằng phần lớn lượng chip bán dẫn trên thế giới được sản xuất tại các nước Mỹ, Hàn Quốc, TQ và Đài Loan, song với nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là chiến sự Nga-Ukraine, nổ ra hồi tháng 2-2022 đã phần nào ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Nên nếu tình hình sản xuất chất bán dẫn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều hậu quả khôn lường sẽ xảy ra cho nền sản xuất của thế giới. Cụ thể, hãng công nghệ Apple có thể sẽ phải chật vật tìm nguồn cung chip cho dòng điện thoại iPhone của họ. Bên cạnh đó, hậu quả tương tự cũng sẽ xảy ra với các tập đoàn sản xuất vi điều khiển cho ô tô như Nvidia (Mỹ), Infineon Technologies (Đức), nhiều tập đoàn công nghệ khác.

Các nước lớn làm gì để giải bài toán chip bán dẫn?

Theo Bloomberg, trước tình trạng trên, Mỹ và các nước châu Âu đã phản ứng bằng cách tạo ra các chương trình tài trợ có quy mô lớn cho các doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn.

Cụ thể, Mỹ thông qua Đạo luật Khoa học và CHIPS, dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 50 tỉ USD để củng cố ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Trong khi đó, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đang xúc tiến khoản hỗ trợ 43 tỉ euro (45 tỉ USD) cho các doanh nghiệp bán dẫn của họ để góp phần đạt mục tiêu sản xuất ra 20% tổng lượng chip của toàn cầu trong năm 2030.

Mỹ nỗ lực kiểm soát thị trường bán dẫn nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy nhanh chóng của ngành công nghiêp bán dẫn Trung Quốc. Ảnh: ABC NEWS

Mỹ nỗ lực kiểm soát thị trường bán dẫn nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy nhanh chóng của ngành công nghiêp bán dẫn Trung Quốc. Ảnh: ABC NEWS

Ngoài ra, trước việc cạnh tranh Mỹ-Trung chưa có xu hướng lắng lại, thì Washington đã đề xuất những biện pháp nhằm kìm hãm việc Bắc Kinh có thể thâu tóm thị trường chip bán dẫn thế giới.

Theo đó, Mỹ dự kiến sẽ tạo ra rào cản mới nhằm kìm hãm ngành chip bán dẫn của TQ. Cụ thể, hồi tháng 10-2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề ra các biện pháp cấm xuất khẩu nhiều mặt hàng sang TQ, trong đó có chip bán dẫn được dùng cho sản xuất máy tính và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Trước động thái trên của Washington, hồi 12-12, Bộ Thương mại TQ đã nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm phản đối các biện pháp kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm công nghệ, trong đó có chip bán dẫn của TQ.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Jon Bateman - thành viên cấp cao tại Trung tâm Tư vấn Carnegie Endowment for International Peace nhận định rằng trong thời gian tới TQ sẽ khó đáp trả các động thái trên của Mỹ, bởi TQ không có khả năng chặn nhập khẩu các khoán sản quan trọng của Mỹ hoặc trừng phạt các công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Apple hay Tesla, vì làm vậy chỉ khiến kinh tế TQ thêm thiệt hại nhiều hơn.

Theo ông Bateman, cách đáp trả trong thời gian tới của Bắc Kinh là làm chậm việc thực thi hiệp nghị giám sát quản chế đối với các công ty TQ niêm yết tại Mỹ hoặc có thể gây áp lực lên các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật, thậm chí Đài Loan bằng con đường địa chính trị.

Theo các chuyên gia của Bloomberg, trong cuộc chiến về chất bán dẫn này, sẽ khó tìm được người thắng cuộc, mà chỉ có những kẻ thua cuộc, và những người chịu thiệt cuối cùng chính là người tiêu dùng.

Chip bán dẫn - “xương sống” của kỷ nguyên công nghệ

Theo đài CNBC, chip bán dẫn là thành phần cốt lõi cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều loại thiết bị công nghệ như ô tô, máy bay, điện thoại, CPU máy tính, tivi, tủ lạnh, và nhiều loại thiết bị điện tử khác.

Giữa lúc nhu cầu tăng cao do hậu quả của đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì thế giới đang hình thành các liên minh bán dẫn lớn.

Cụ thể, chia sẻ với CNBC, các nhà phân tích cho biết các nước sản xuất chip hàng đầu thế giới như Mỹ, Hàn, Quốc và Nhật đang thành lập liên minh nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng bán dẫn và ngăn TQ chiếm lợi trong lĩnh vực này.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden ký dự luật chi gần 53 tỉ USD phát triển sản phẩm bán dẫn, cạnh tranh với Trung Quốc

Ông Biden đã ký đạo luật “Chip và Khoa học”, cung cấp 52,7 tỉ USD cho các công ty nghiên cứu và sản xuất sản phẩm bán dẫn trong nước, cùng 200 tỉ USD khác cho nghiên cứu khoa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÍ THANH ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN