Giải pháp táo bạo "bịt" Mặt trời ngăn thảm họa sắp xảy ra với Trái đất

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới chưa đạt thỏa thuận chung về việc giảm lượng khí thải CO2, các nhà khoa học đến từ Đại học Havard và Yale đã đề ra cách giải quyết bất ngờ.

Giải pháp táo bạo "bịt" Mặt trời ngăn thảm họa sắp xảy ra với Trái đất - 1

Chặn ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái đất có phải là giải pháp hiệu quả?

Theo RT, giới khoa học mới đây đưa ra kế hoạch táo bạo để chống lại thảm họa ấm lên toàn cầu, đó là ngăn ánh sáng Mặt trời chiếu đến Trái đất.

Các nhà khoa học nói có thể làm giảm một nửa tốc độ ấm lên toàn cầu, bằng cách xịt một lượng lớn các hạt sulfate vào tầng bình lưu thấp của Trái đất, tức là ở độ cao khoảng 19km.

Để phun các hạt sulphate vào tầng bình lưu, các nhà nghiên cứu đề xuất sử dụng nhiều cách khác nhau, từ dùng máy bay, bóng bay đến cả việc sử dụng những khẩu súng khổng lồ bắn lên bầu trời.

Nghiên cứu thừa nhận công nghệ này mới được phân tích trên lý thuyết. Hiện chưa có thiết bị vận chuyển nào phù hợp để ứng dụng, nhưng hệ thống có thể được xây dựng trong vòng 15 năm tới, với chi phí khoảng 3,5 tỷ USD.

Chi phí để duy trì lượng sulfate ở tầng bình lưu trong 15 năm ước tính vào khoảng 2,5 tỷ USD. Một con số được coi là tương đối nhỏ, so với tầm vóc dự án và những hiệu quả mà nó mang lại, theo nhóm nghiên cứu.

Theo đó, cần phải xây dựng phi đội 8 máy bay, và có thể mở rộng lên tới 100 để rải chất hóa học này đi khắp tầng bình lưu trên Trái đất.

Kế hoạch táo bạo này cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là việc cần phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên nắm quyền luôn phản đối các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kế hoạch táo bạo này cũng có thể gây tác dụng ngược đối với nông nghiệp, dẫn đến hạn hán, gây ra thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt là ở những khu vực mà con người vẫn đang phải đấu tranh để sinh tồn.

Kế hoạch táo bạo này cũng không giải quyết triệt để vấn đề khí thải nhà kính, nguồn gốc của sự ấm lên toàn cầu. Đây chỉ là cách chắp vá tạm thời, không thể giải quyết được vấn đề cốt lõi, một số nhà khoa học khác bày tỏ sự phản đối. 

Hồi tháng trước, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc đưa ra cảnh báo rằng, các quốc gia trên thế giới cần hành động tích cực hơn nữa để nhiệt độ Trái đất không vượt ngưỡng tăng 1,5 độ C vào năm 2030.

Đây được coi là ranh giới đỏ, bởi vượt qua con số này cũng có nghĩa là nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với thảm họa khô hạn hay nước biển dâng cao.

Sắp hết thời gian để cứu Trái đất khỏi thảm họa khủng khiếp

Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN