“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất

“Cổng địa ngục” phát ra âm thanh kỳ bí và có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại đến Trái Đất.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 1

Hố Batagaika ở Siberia được người dân địa phương gọi là “cổng địa ngục”

Trên thế giới có nhiều khu vực đặc biệt được người dân địa phương gọi là “cổng địa ngục”. Mặc dù nằm ở những vùng đất khác nhau, các “cổng địa ngục” đều có một điểm chung là rất kỳ bí.

Gần lưu vực sông Yana của Nga, trong một khu vực băng vĩnh cửu rộng lớn ở Siberia, có một cái hố hình nòng nọc khổng lồ trên mặt đất được gọi là hố Batagaika.

Hố Batagaika, còn được gọi là Batagai, dài 1km và sâu 86m, theo BBC. Những con số khổng lồ này thậm chí còn sẽ thay đổi bởi cái hố đang mở rộng nhanh chóng.

Cái hố có hình thù kỳ lạ liên tục phát ra âm thanh bí ẩn. Người dân địa phương gọi hố Batagaika là "cổng địa ngục" và sợ đến mức không dám đến gần nó.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 2

Hố Batagaika, còn được gọi là Batagai, dài 1km và sâu 86m

Tuy nhiên, hố Batagaika nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học, những người cho biết đây là hố sụt khổng lồ hình thành khi các vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu tan ra do biến đổi khí hậu.

Những âm thanh kỳ quái có khả năng là tiếng đất đá tan ra và rơi xuống, các nhà khoa học nói với tờ Siberian Times.

Lát cắt địa chất trong hố có thể tiết lộ về khí hậu trong quá khứ. Đồng thời, sự phát triển của hố cũng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu với lớp băng vĩnh cửu.

Có hai loại băng vĩnh cửu. Một là băng vĩnh cửu tách từ các tảng băng còn sót lại từ Kỷ băng hà và hiện bị chôn dưới lòng đất. Loại thứ hai (loại bao quanh hố Batagaika) là lớp băng hình thành trên mặt đất. Thông thường, lớp băng này bị mắc kẹt bên dưới lớp trầm tích và đã đóng băng trong ít nhất hai năm.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 3

Cái hố có hình thù kỳ lạ liên tục phát ra âm thanh bí ẩn. Người dân địa phương gọi hố Batagaika là "cổng địa ngục" và sợ đến mức không dám đến gần nó.

Một số băng vĩnh cửu quanh hố Batagaika hình thành từ hàng ngàn năm trước.

Còn miệng hố Batagaika bắt đầu mở từ những năm 1960. Nạn phá rừng khiến mặt đất không được che phủ trong mùa hè, khiến ánh sáng mặt trời từ từ làm ấm mặt đất. Chưa hết, phá rừng cũng làm mất đi lớp “mồ hôi lạnh” mà rừng thải ra, giúp giữ cho mặt đất luôn lạnh.

"Sự kết hợp của ít bóng râm và ít mồ hôi lạnh dẫn đến sự nóng lên của mặt đất", nhà khoa học Julian Murton đến từ Đại học Sussex ở Anh, nói.

Khi mặt đất ấm lên, lớp đất ngay trên băng vĩnh cửu cũng ấm lên. Điều này khiến băng vĩnh cửu tan dần. Một khi quá trình này bắt đầu và băng tiếp xúc với nhiệt độ ấm, tốc độ tan băng tăng lên.

Vì lý do này, các nhà khoa học đang tích cực theo dõi hố Batagaika. Theo một nghiên cứu công bố tháng 2 năm 2017, việc phân tích cắt lớp trong hố có thể tiết lộ 200.000 năm lịch sử khí hậu.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 4

Miệng hố Batagaika bắt đầu mở từ những năm 1960

Trong 200.000 năm qua, khí hậu Trái Đất đã luân phiên thay đổi từ các khoảng thời kỳ gian băng tương đối ấm và thời kỳ băng hà lạnh lẽo. (Gian băng là một thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực, xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một Kỷ băng hà).

Lớp trầm tích trong hố Batagaika hé lộ "hồ sơ về lịch sử địa chất", nhà khoa học Murton nói thêm. "Điều này sẽ cho phép chúng ta giải thích lịch sử môi trường và khí hậu ở đó”.

"Chúng tôi đang cố gắng xem liệu biến đổi khí hậu trong Kỷ băng hà cuối cùng ở Siberia có chịu tác động của nhiều yếu tố như sự nóng lên và sự lạnh đi xảy ra ở khu vực Bắc Đại Tây Dương hay không", Murton nói.

Điều này rất quan trọng, bởi vì ít có thông tin nghiên cứu về lịch sử khí hậu của hầu hết miền bắc Siberia. Biết được thay đổi môi trường từng xảy ra trong quá khứ, các nhà khoa học có thể giúp dự báo thay đổi tương tự trong tương lai.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 5

Lớp trầm tích trong hố Batagaika hé lộ "hồ sơ về lịch sử địa chất"

Ví dụ, 125.000 năm trước, khí hậu đang trải qua thời kỳ gian băng, trong đó nhiệt độ ấm hơn vài độ so với hiện tại. “Nếu chúng ta có thể hiểu được lúc đó hệ sinh thái như thế nào, chúng ta có thể biết môi trường thay đổi thế nào nếu khí hậu ấm lên”, Murton nói.

Nếu lớp băng vĩnh cửu phản ứng với sự nóng lên tương tự như thời Kỷ băng hà, Trái Đất sẽ có thêm các vũng hố, hồ và lưu vực lớn.

Các vùng đất mới cũng có thể xuất hiện khi băng tan, để lộ đất bị chôn vùi khoảng 10-20m bên dưới.

"Khi lớp băng vĩnh cửu này bắt đầu tan từ trên xuống dưới, chúng ta sẽ có cảnh quan mới", Murton nói.

Viễn cảnh này có thể không nằm trong tương lai quá xa. Vì hiện nay, các nhà khoa học biết rằng băng vĩnh cửu quanh hố Batagaika đang thay đổi nhanh chóng.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 6

Các nhà khoa học biết rằng băng vĩnh cửu quanh hố Batagaika đang thay đổi nhanh chóng.

Nhà khoa học Frank Günther thuộc Viện Wegener Alfred ở Đức và đồng nghiệp đã theo dõi địa điểm này trong thập kỷ qua, sử dụng hình ảnh vệ tinh để đo tốc độ thay đổi.

Theo nghiên cứu của họ, vách tường bao quanh hố Batagaika cao thêm trung bình 10m mỗi năm. Trong những năm ấm hơn, con số này cũng lớn hơn, đôi khi lên đến 30m/năm.

Günther tin rằng hố sẽ còn mở rộng đến một thung lũng xói mòn gần đó. Điều này "rất có thể" sẽ là “cú kích hoạt mới” cho sự mở rộng thêm nữa.

"Trung bình trong nhiều năm, chúng tôi thấy nó liên tục phát triển", Günther nói. "Và sự tăng trưởng liên tục có nghĩa là hố ngày càng sâu hơn”.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 7

Theo nghiên cứu của họ, vách tường bao quanh hố Batagaika cao thêm trung bình 10m mỗi năm

Điều này có thể gây ra hậu quả đáng lo ngại, theo nhà khoa học.

Nhiều tảng băng vĩnh cửu ở đây chứa rất nhiều chất hữu cơ, bao gồm rất nhiều khí carbon bị “nhốt” trong hàng ngàn năm.

Günther cho biết: “Ước tính lượng carbon được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu toàn cầu tương đương với lượng carbon trong khí quyển”.

Băng tan khiến ngày càng nhiều khí carbon tiếp xúc với vi khuẩn. Vi khuẩn hấp thụ carbon, thải ra khí mêtan và CO2. Các khí nhà kính này sau đó bay vào khí quyển, làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu.

“Cổng địa ngục” khổng lồ và mối nguy đáng lo ngại cho Trái Đất - 8

Nhiều tảng băng vĩnh cửu ở đây chứa rất nhiều chất hữu cơ, bao gồm rất nhiều khí carbon bị “nhốt” trong hàng ngàn năm.

"Đây là những gì chúng tôi gọi là phản hồi liên tiếp", Günther nói. "Sự nóng lên làm tăng tốc độ nóng lên, và điều này có thể xảy ra ở nơi khác. Nó không chỉ là mối đe dọa với cơ sở hạ tầng. Không ai có thể ngăn chặn sự phát triển này. Không có giải pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn những miệng hố này phát triển”.

Không có dấu hiệu cho thấy sự phát triển của hố Batagaika sẽ chậm lại. Điều này dự báo lớp băng vĩnh cửu ở Siberia sẽ có tương lai “bất ổn”, theo các nhà khoa học.

Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm

“Cổng địa ngục” khiến nhà thám hiểm có cảm giác như một củ khoai tây bị nướng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN