Facebook thay đổi quan điểm về bức ảnh "Em bé napalm"

Trước những chỉ trích quá lớn từ cộng đồng người dùng, Facebook đã buộc phải đồng ý bỏ lệnh kiểm duyệt bức hình lịch sử “Em bé napalm”.

Facebook thay đổi quan điểm về bức ảnh "Em bé napalm" - 1

Tổng biên tập nhật báo lớn nhất Na Uy gửi thư chỉ trích Mark vì xóa ảnh "Em bé napalm".

Facebook đã có phản hồi sau khi quyết định kiểm duyệt bức ảnh “Em bé napalm” bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội .CEO Mark Zuckerberg bị tờ báo lớn nhất Na Uy cáo buộc lạm dụng quyền lực và gây ảnh hưởng tự do dân chủ.

Facebook bị lên án sau khi kiểm duyệt và gỡ bỏ bức ảnh lịch sử chụp năm 1972. Trong ảnh, em gái Kim Phúc người Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam chạy trên đường sau trận càn bom cháy của quân Mỹ. Nick Út, người ghi lại bức ảnh lịch sử được nhận giải Pulitzer.

Tập đoàn công nghệ Mỹ đã đăng tải thông báo khẳng định “luôn lắng nghe cộng đồng” và nhận thức được “tầm quan trọng toàn cầu” của bức ảnh.

“Bởi vì tầm quan trọng lịch sử của bức ảnh biểu tượng với giá trị chia sẻ vượt qua mọi điều khác nên chúng tôi quyết định khôi phục bức ảnh đã bị xóa trên Facebook”, Facebook viết.

“Sẽ cần một thời gian để điều chỉnh hệ thống tuy nhiên bức ảnh sẽ được chia sẻ bình thường trong những ngày tới. Chúng tôi luôn hy vọng cải thiện chính sách để đảm bảo rằng tự do ngôn luận được tôn trọng và giữ an toàn cho cộng đồng”, Facebook nói.

Tranh cãi nổ ra sau khi cây bút Tom Egeland người Na Uy đăng tải bức hình “Em bé napalm” và bị xóa khỏi trang cá nhân. Tài khoản của Egeland cũng bị treo sau đó.

Tờ nhật báo lớn nhất Na Uy Aftenposten cũng bị treo vì sử dụng bức ảnh này trong bài đăng trên trang Facebook. Tổng biên tập tờ báo ngay lập tức gửi thư phàn nàn với Mark Zuckerberg về chính sách kiểm duyệt vô lý với bức hình.

Facebook thay đổi quan điểm về bức ảnh "Em bé napalm" - 2

Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng vì mức độ khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cũng tham gia cuộc khẩu chiến và cũng bị Facebook xóa ảnh khi đăng tải “Em bé Napalm”. Thủ tướng Erna đã yêu cầu công ty Facebook “xem lại chính sách kiểm duyệt”.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas viết: “Nội dung không phù hợp sẽ phải loại bỏ, tuy nhiên không phải là bức ảnh làm cả thế giới xúc động”.

Sau khi Facebook khôi phục bức ảnh, Thủ tướng Erna viết: “Thật là tốt. Tôi rất vui mừng. Điều này cho thấy mạng xã hội có thể tạo ra những chuyển biến chính trị”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - IBT ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN