Đồng minh Mỹ "hoảng loạn" sau tuyên bố gây sốc của ông Trump

Ngạn ngữ của người Kurd có câu: “Chẳng có bạn bè nào ngoài những ngọn núi.”

Người Kurd tại Syria lo sợ một cuộc "thanh lọc sắc tộc" mới nếu Mỹ rút quân (Ảnh: GETTY)

Người Kurd tại Syria lo sợ một cuộc "thanh lọc sắc tộc" mới nếu Mỹ rút quân (Ảnh: GETTY)

Và sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi vùng đất chủ yếu là lãnh thổ của người Kurd ở miền Bắc Syria, câu ngạn ngữ trên lại hiển hiện trong tâm trí của một dân tộc mà cuộc chiến kéo dài nhiều thế hệ của hệ của họ liên tục bị hoen ố bởi sự ghẻ lạnh của các lãnh đạo thế giới.

“Tôi sợ rằng sẽ có một quá trình thanh lọc sắc tộc gây ra bởi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Quân đội Syria Tự do, hay một quá trình thay đổi nhân khẩu học mà từ đó, dân từ các vùng khác sẽ đến chiếm đất của chúng tôi,” Basheer, nhân viên một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Kobane, nói với Fox News, “Chúng tôi sợ rằng sẽ có một cuộc trả thù quân sự chống lại người Kurd, rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gọi tất cả chúng tôi là những kẻ khủng bố, và tìm cách tiêu diệt chúng tôi.”

Saleh Jaaji, 39 tuổi, than thở trong hoảng loạn:

“Tôi chưa có một kế hoạch gì, tôi đang nghĩ đến việc chạy trốn, nhưng không biết nên đi về đâu. Ở mọi nơi chúng tôi đến, sẽ chỉ có giết chóc, di tản, cướp bóc. Chúng tôi đã phải đổ máu vì IS, và giờ đây lại phải đổ máu vì việc này.”

Nhóm sắc dân nhỏ bé trong phần lãnh thổ Syria từng bị IS chiếm đóng, vốn được Mỹ và các đồng minh coi như một lực lượng đặc nhiệm hữu hiệu trong việc kìm hãm tầm ảnh hưởng từ Syria, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, hay các nhóm khủng bố, giờ đây lại bị chính đồng minh của mình rẻ rúng.

“Chúng rất lo lắng về quyết định của người Mỹ. Tôi đã phải chuyển nhà vì không dám ở lại Afrin sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria Tự do đưa lực lượng đến đó vào năm ngoái,” Perry, một người dân di tản từ Kobane, nhớ lại, “Chúng tôi cứ tưởng rằng Kobane sẽ an toàn vì được Mỹ bảo vệ, nhưng rồi đã phải thất vọng. Giờ đây, chúng tôi không biết còn nơi nào an toàn được nữa.”

Động thái bất ngờ rút quân Mỹ khỏi phía Bắc Syria của Tổng thống Donald Trump đang gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Reuters)

Động thái bất ngờ rút quân Mỹ khỏi phía Bắc Syria của Tổng thống Donald Trump đang gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Reuters)

Vào ngày hôm qua (7.10), Nhà Trắng bất ngờ thông báo Washington sẽ không hỗ trợ và không tham gia chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ sắp thực hiện ở Syria, cũng không can thiệp vì lính Mỹ không còn ở "khu vực trực tiếp".

Trong thông cáo 2 đoạn được NBC News đăng tải, Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ không còn hiện diện ở khu vực trực tiếp thuộc miền bắc Syria nữa, đồng thời cho phép Thổ Nhĩ Kỳ mở một cuộc xâm lược vào nơi này và để Ankara chịu trách nhiệm về số chiến binh IS bị bắt.

Quyết định bất ngờ trên khiến giới chức và nhiều chính trị gia có tiếng trung thành với ông Trump sửng sốt. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham gọi đó là một “vết nhơ đối với danh dự của người Mỹ khi bỏ rơi người Kurd” và “một thảm họa đang hình thành”. Cựu Thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee coi quyết định của ông Trump là một sai lầm rất lớn với “các đồng minh trung thành”, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio đồng tình với quan điểm rằng đó là một “sai lầm nghiêm trọng, gây tác động vượt ra khỏi lãnh thổ Syria.”

Nikki Haley, người từng là đại sứ của chính quyền Tổng thống Trump tại Liên Hợp Quốc trong gần hai năm, cũng lên án động thái này:

“Chúng ta phải luôn giúp đỡ các đồng minh nếu muốn được họ ủng hộ,” bà Haley viết trên Twitter, “Người Kurd là nhân tố hàng đầu đối với thành công của chúng ta trong cuộc chiến chống lại IS ở Syria. Bỏ mặc họ đến chết là một sai lầm lớn.”

Một số quan chức và nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại rằng việc Mỹ rút khỏi cuộc xung đột tại Syria sẽ khiến khu vực đẫm máu này bất ổn trở lại và khiến IS hồi sinh mạnh mẽ. Dù đã bị đánh bại ở các lãnh thổ bên ngoài, nhưng tàn dư của tổ chức khủng bố này vẫn được duy trì trên khắp khu vực Trung Đông, và thường xuyên phát động các cuộc tấn công vào các khu vực dân sự và các trại tị nạn.

“Tôi cho rằng sẽ có sự hỗn loạn trở lại trong khu vực, đặc biệt là phía đông vùng Euphrates,” Bozy, một nhân viên cứu trợ 39 tuổi ở Syria, cho biết, “Chúng tôi phải sẵn sàng nếu có bất kỳ cuộc nội chiến xảy ra giữa tất cả các phe phái trong khu vực, và Lực lượng Dân chủ người Kurd tại Syria (SDF) sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình đến cùng.”

Các lực lượng ly khai người Kurd vốn được Mỹ hậu thuẫn trong nhiều năm qua (Ảnh: GETTY)

Các lực lượng ly khai người Kurd vốn được Mỹ hậu thuẫn trong nhiều năm qua (Ảnh: GETTY)

Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang gây chiến tranh suốt nhiều thập kỷ qua với các lực lượng ly khai người Kurd được lãnh đạo bởi Đảng công nhân PKK, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn tại Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào cuối tháng trước, Nasr Al-Hariri, chủ tịch Ủy ban đàm phán của Syria (SNC) có quan hệ đồng minh với Ankara, cũng bày tỏ lo ngại về SDF và động cơ của lực lượng này:

“Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan tâm chính đáng như chúng tôi. Mặc dù SDF đã chiến đấu với IS, nhưng họ đang tổ chức một chương trình nghị sự về việc ly khai. Họ muốn chia cắt đất nước, và phần lớn người dân Syria chống lại chương trình nghị sự này. Tương lai chính trị của Syria phải được người dân nước này định đoạt.”

Dù liên minh giữa Mỹ và người Kurd ở Syria từ lâu đã là cái gai trong mắt Ankara, thì SDF lực lượng đi đầu trên mặt đất trong việc chống lại IS, khi đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên.

“Tôi rất lo sợ trước quyết định này rút quân của Mỹ vì họ là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ chúng tôi,” ông Ali Nabo Ahmad, một giám đốc y tế ở vùng Rojava, cho biết, “Chúng tôi, hàng triệu người Kurd, Ả Rập, Kitô giáo, vẫn đang sống trong hòa bình. Nhưng việc Mỹ rút quân sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ diệt chủng chúng tôi từ phía bắc, và chế độ Assad sẽ tấn công từ phía nam, và nó còn cho IS cơ hội phục hồi.”

Những người khác trong khu vực cũng bày tỏ sự thất vọng khi Mỹ đã lừa dối họ, còn những người khác đổ lỗi cho SDF vì đã tin tưởng Mỹ ngay từ đầu và hiện đang khiến nhiều thường dân vô tội bị bắt trong các cuộc giao tranh. Một số người đã tuyên bố rằng dù ghét chế độ tại Damascus đến đâu, việc ngả về Tổng thống Bashar al-Assad giờ đây đã là cách sinh tồn khả thi nhất.

Hiện vẫn chưa rõ hoạt động đe dọa lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra như thế nào. Trước những chỉ trích về động rút quân của mình, Tổng thống Trump, vào hôm qua (7.10), đã cảnh báo rằng ông sẽ xóa sổ và phá hủy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu lực lượng của Tổng thống  Recep Tayyip Erdogan nhắm vào người Kurd.

Nhưng, đối với Mazlom Daban, một cựu giáo viên người Kurd, nó vẫn là một đòn giáng mạnh vào niềm tin của họ đối với nước Mỹ

“Có thể không có lợi ích kinh tế nào cho ông Trump để giữ quân đội Mỹ trong khu vực,” ông cho biết, “Tuy nhiên, hàng trăm quân nhân của nước này đã và đang bảo vệ hơn 5 triệu sinh linh ở nơi đây.”

Ông Trump bất ngờ dọa xóa sổ nền kinh tế đồng minh NATO

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cảnh báo đồng minh NATO, nếu quốc gia này “vượt qua giới ranh giới đỏ”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Fox News ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN