Điều giúp Singapore hầu như không có nhân viên y tế nhiễm Covid-19

Bệnh nhân không hợp tác, làm việc trong thời gian dài, thiếu đồ bảo hộ là những nguyên chính khiến ngày càng nhiều nhân viên y tế trên thế giới nhiễm Covid-19.

Ở Malaysia, một phụ nữ mang thai không nói cha mình nhiễm Covid-19, khiến cả bệnh viện nơi cô sinh em bé phải đóng cửa để khử trùng. Ở Philippines, 9 bác sĩ tử vong, bao gồm 2 trường hợp do một bệnh nhân nói dối về lịch sử di chuyển của mình.

Ở Tây Ban Nha, ước tính 12% số nhân viên y tế nhiễm Covid-19 trên tổng số ca nhiễm. Tỉ lệ này với Italia là 8% và Trung Quốc là 4%.

Nhưng ở Singapore, quốc gia Đông Nam Á này đang cho thấy khả năng đối phó với dịch bệnh tốt như thế nào. Singapore hiện ghi nhận khoảng 732 ca nhiễm Covid-19 và 2 ca tử vong. Một vài trường hợp là nhân viên y tế nhiễm bệnh.

Các nhân viên y tế Singapore.

Các nhân viên y tế Singapore.

Các chuyên gia cho rằng đây không phải là may mắn. Dù phải đối mặt với làn sóng công dân mang virus trở về từ nước ngoài, hệ thống y tế Singapore vẫn hoạt động trôi chảy.

Các bác sĩ nói Singapore luôn có phương án chống dịch, đặc biệt là sau bài học về đại dịch SARS năm 2002. Năm đó, số nhân viên y tế Singapore nhiễm bệnh chiếm 41% trong số 238 người nhiễm.

Theo SCMP, các bệnh viện của Singapore đã chuyển sang lập kế hoạch dự phòng từ sớm. Các nhân viên phải hoãn kế hoạch nghỉ phép sau khi các trường hợp lây nhiễm đầu tiên xuất hiện.

Các bệnh viện ở Singapore dàn trải năng lực cứu chữa người bệnh, để các nhân viên y tế làm việc luân phiên, tránh bị quá tải.

Singapore có tới 13.766 bác sĩ, với tỉ lệ 2,4 bác sĩ trên 1.000 người. Con số này tương đương mức 2,59 ở Mỹ, 1,78 ở Trung Quốc và 4,2 ở Đức. Những nước khác trong khu vực như Myanmar hay Thái Lan chỉ có tỉ lệ dưới 1 bác sĩ trên 1.000 người.

“Mục tiêu là vận hành dịch vụ thiết yếu một cách an toàn nhất. Luôn có phương án dự phòng một khi có các nhóm nhân viên y tế bị ốm, cần nghỉ ngơi”, Chia Shi-Lu, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Singapore, nói.

Các nhân viên y tế Malaysia túc trực tại sân bay quốc tế ở Kuala Lumpur.

Các nhân viên y tế Malaysia túc trực tại sân bay quốc tế ở Kuala Lumpur.

Tỉ lệ bác sĩ so với bệnh nhân ở mức cao giúp Singapore có đủ người có chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc khắt khe, như biết vận hành máy thở, bơm oxy vào máu người bệnh.

Tại một khoa cấp cứu, các bác sĩ Singapore được chia làm 4 nhóm 21 người. Mỗi nhóm thay ca luân phiên sau 12 giờ và các nhóm không tương tác với nhau.

Chia, công tác tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, cho biết các bác sĩ đã chia thành các nhóm theo chức năng của họ.

“Người trong nhóm cố gắng không tương tác với nhóm khác hết mức có thể, chỉ nói chuyện qua hành lang. Khi ăn uống, các nhân viên y tế đều giữ khoảng cách an toàn”, Chia nói.

Chia nói thêm rằng hệ thống y tế Singapore luôn có thể bổ sung y bác sĩ từ lĩnh vực tư nhân, nếu cần thiết.

Singapore cũng có kế hoạch tích trữ trang thiết bị y tế, tránh thiếu đồ bảo hộ, vật tư y tế cục bộ như ở nhiều nước. Theo phương án đối phó dịch bệnh được lên kế hoạch từ năm 2008, Singapore luôn có đủ trang thiết bị y tế cho toàn bộ nhân viên y tế sử dụng trong 5-6 tháng.

Trong quãng thời gian dịch bệnh Covid-19 lây lan, Singapore đã yêu cầu người dân không đeo khẩu trang y tế để bảo đảm nguồn dự phòng cho nhân viên y tế.

Kua, một bác sĩ Singapore có 6 con nhỏ, tự tin nói: “Tôi an toàn và gia đình tôi cũng vậy”.

Dù vậy, các nhân viên y tế Singapore vẫn phải đối mặt với một khó khăn, đó là sự kì thị của người dân.

Không giống như ở nhiều nước khác, người dân Singapore coi nhân viên tế là người mang mầm bệnh tiềm tàng.

“Tôi cố gắng không mặc đồng phục khi ra ngoài vì không ai biết chuyện gì có thể xảy ra”, một nữ y tá Singapore, nói. “Công chúng khá sợ hãi khi thấy nhân viên y tế mặc đồng phục và điều này gây ra sự bất tiện. Mặc trang phục y tế mà đặt xe taxi thì sẽ bị từ chối”.

Các chuyên cho rằng sự phân biệt như vậy làm ảnh hưởng đến cả động lực và năng lực của nhân viên y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Điều giúp Singapore hầu như không có nhân viên y tế nhiễm Covid-19 - 3

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19: TBN ghi nhận ngày chết chóc nhất, bác sĩ phải chọn bệnh nhân được cứu

Không chỉ Italia, Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất trong ngày. Chính quyền thủ đô Madrid cảnh báo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN