Điều gì xảy ra với thế giới khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu?

Ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng, dịch Covid-19 sẽ sớm trở thành bệnh đặc hữu và thế giới cần học cách sống chung.

Nhiều căn bệnh được tuyên bố là bệnh đặc hữu nhưng vẫn khiến nhiều người tử vong mỗi năm (ảnh: NY Times)

Nhiều căn bệnh được tuyên bố là bệnh đặc hữu nhưng vẫn khiến nhiều người tử vong mỗi năm (ảnh: NY Times)

Theo New York Times, bệnh đặc hữu là loại bệnh xuất hiện thường xuyên, dai dẳng và đặc biệt là có thể dự báo được. Bệnh đặc hữu có thể lây nhiễm cho hàng triệu người mỗi năm và có thể cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Một số bệnh đặc hữu có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh đặc hữu cũng có nguy cơ bùng phát mạnh và gây hậu quả khá nghiêm trọng.

Sốt rét, cúm – 2 bệnh đặc hữu phổ biến trên thế giới – đã khiến lần lượt hơn 600.000 và 200.000 người tử vong trên toàn cầu vào năm 2019.

“Covid-19 thành bệnh đặc hữu sẽ không gây tử vong cao hơn bệnh cúm mùa. Triệu chứng của Covid-19 khi đó có thể chỉ nhẹ như cảm lạnh. Lý do là hệ thống miễn dịch của chúng ta ngày càng được tăng cường”, Lone Simonsen, Giám đốc Trung tâm PandemiX tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), nhận xét.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cảnh báo, khả năng miễn dịch ở người đã tiêm chủng hoặc từng mắc Covid-19 có thể suy yếu theo thời gian và biến thể mới của virus cũng có thể trở nên nguy hiểm hơn.

“Covid-19 lây nhiễm nhanh hơn nhiều so với bệnh cúm. Nó có thể bùng phát khi một tỷ lệ nhỏ dân số nhiễm virus. Ổ dịch có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm”, Jeffrey Shaman – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Columbia (Mỹ) – nhận xét.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, việc tuyên bố Covid-19 là bệnh đặc hữu không có nghĩa là virus này đã bớt nguy hiểm.

HIV – căn bệnh đã tồn tại trên toàn cầu hơn 40 năm qua – là một ví dụ. Giới y tế toàn cầu sử dụng cả khái niệm “dịch” và “bệnh đặc hữu” để nói về loại virus này.

“Định nghĩa về bệnh đặc hữu được xác định theo vị trí địa lý. HIV là bệnh đặc hữu ở Mỹ, nơi có khoảng 1,2 triệu người đang sống chung với căn bệnh này. Nhưng ở một số cộng đồng nhỏ ở Mỹ, HIV được coi là dịch bệnh”, tiến sĩ Diane Havlir – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California – bình luận.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về mức độ nghiêm trọng khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, các nhà khoa học thống nhất rằng, bệnh đặc hữu sẽ không biến mất và nhân loại vẫn sẽ phải sống chung với Covid-19 trong tương lai.

Các biện pháp như xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng vẫn sẽ được áp dụng để đối phó với Covid-19. Đây là 3 cách quan trọng nhất để thế giới xác định quy mô và diễn biến của các đợt lây lan khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, theo New York Times. 

Thế giới phải học cách sống chung với Covid-19 ngay cả khi nó trở thành bệnh đặc hữu, theo chuyên gia (ảnh: NY Times)

Thế giới phải học cách sống chung với Covid-19 ngay cả khi nó trở thành bệnh đặc hữu, theo chuyên gia (ảnh: NY Times)

“Sau khi Covid-19 thành bệnh đặc hữu, chúng ta vẫn phải áp dụng nhiều biện pháp để giữ nó trong tầm kiểm soát”, Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, khuyến cáo.

Theo New York Times, sởi vẫn là vẫn là bệnh đặc hữu ở Mỹ trong 40 năm sau khi vắc xin ra đời. Ở Mỹ, những người không tiêm phòng vẫn dễ bị sởi tấn công. Năm 2019, 2 thập kỷ sau khi Mỹ tuyên bố sởi bị “xóa sổ”, một đợt lây lan sởi tới hơn 1.000 người đã xuất hiện ở nước này.

Trevor Bedford – nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) – cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, thế giới vẫn sẽ phải “căng mình” chống dịch như hiện tại ngay cả khi Covid-19 được tuyên bố là bệnh đặc hữu.

“Bạn có thể tưởng tượng tình huống mà các làn sóng lây lan Covid-19 xảy ra hàng năm. Có thể tuyên bố Covid-19 là bệnh đặc hữu, nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã bớt nguy hiểm và dễ dàng kiểm soát. Thế giới vẫn chưa thể mất cảnh giác với virus này”, ông Trevor Bedford nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Quân đội Mỹ học được gì từ xung đột Nga - Ukraine?

Trong một sa mạc ở California, nhiều binh sĩ Mỹ đang được dạy cách chiến đấu để chống lại lối đánh nhanh và hỏa lực áp đảo của quân đội Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN