Thế giới sẽ ra sao nếu Thành Cát Tư Hãn không chết đột ngột?

Nhiều người tự đặt câu hỏi rằng nếu Thành Cát Tư Hãn không chết ở tuổi 65, liệu ông có chinh phục toàn bộ thế giới? Trên thực tế trước khi nhắm mắt, Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rất nhiều tâm nguyện chưa được hoàn thành.

Nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tới lịch sử một quốc gia, hay thậm chí tới cả nhân loại, đã chết "không nhắm mắt" khi sự nghiệp còn dang dở. Nếu những người này không "ra đi" giữa chừng, lịch sử liệu có phải viết lại? Họ sẽ mang tới cảnh thái bình hay thêm tai họa cho người dân? 

Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đế chế rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại (ảnh: Sohu)

Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đế chế rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại (ảnh: Sohu)

Theo Mông Cổ bí sử, năm 1219, Thành Cát Tư Hãn viết thư mời Khương Sử Cơ –đạo sĩ nổi tiếng nhà Tống thuộc phái Toàn Chân – tới truyền dạy phép trường sinh. Bức thư của Thành Cát Tư Hãn được lưu giữ đến ngày nay như một cổ vật giá trị. Lời lẽ trong thư vô cùng khiêm nhường, mềm mỏng, thể hiện khát vọng được trở nên bất tử của bị Đại hãn vĩ đại nhất lịch sử Mông Cổ.

Tuy nhiên, khi được Khương Sử Cơ yêu cầu buông bỏ việc chém giết để tu tâm dưỡng tính cầu sống lâu, Thành Cát Tư Hãn thừa nhận mình không thể.

Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời trong chiến dịch trừng phạt nước Tây Hạ. Nguyên nhân gây ra cái chết cho ông đến nay vẫn còn là bí ẩn bởi các tài liệu lịch sử ghi chép về sự kiện này một cách rất mơ hồ và chưa ai có thể tìm ra lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.

Với đế chế trải dài từ Á sang Âu, bao gồm: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turmenistan, vùng đất phía nam nước Nga, phía bắc Trung Quốc, một phần lãnh thổ Afghanistan, Pakistan, Iran và Ấn Độ ngày nay, sự nghiệp chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là vĩ đại nhất thế giới.

Trước khi chết, tâm nguyện lớn nhất chưa được Thành Cát Tư Hãn thực hiện đó là tiêu diệt 2 nước Kim và Tống để làm chủ toàn bộ Trung Quốc. Ông để lại sách lược cho người con trai kế nghiệp là Oa Khoát Đài rằng trước hết phải mượn đường Tống để đánh Kim, sau đó vòng lại diệt nốt Tống.

Thành Cát Tư Hãn chết khi chưa trả thù xong nước Kim (ảnh: History)

Thành Cát Tư Hãn chết khi chưa trả thù xong nước Kim (ảnh: History)

Tuy nhiên phải mãi đến năm 1279 (hơn 50 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn chết), Hốt Tất Liệt – cháu nội ông – mới hoàn thành di nguyện này. Theo Sohu, nếu sống lâu hơn 10 năm, bằng kinh nghiệm quân sự và uy tín tuyệt đối trong quân đội, Thành Cát Tư Hãn sẽ diệt xong cả Kim và Tống.

Điều gần như có thể chắc chắn là đế chế Mông Cổ sẽ tiếp tục được mở rộng nếu Thành Cát Tư Hãn sống lâu hơn. Tuy nhiên, tham vọng xâm chiếm toàn bộ thế giới của ông khó có thể đạt được nếu quân Mông Cổ tràn sang Tây Âu và chạm trán đế quốc La Mã hùng mạnh. Thực tế, vó ngựa Mông Cổ đã phải chịu dừng bước trước sức kháng cự anh hùng của một số quốc gia thời bấy giờ như Đại Việt (Việt Nam), Phù Tang (Nhật Bản).

Nguyên nhân lớn nhất khiến Mông Cổ phải tốn rất nhiều thời gian mới chinh phục xong 2 nước Kim, Tống là do mâu thuẫn nội bộ.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, những vùng đất mà ông xâm chiếm được chia cho 4 đích trưởng tử (con trai do hoàng hậu sinh ra) bao gồm Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Đà Lôi. Do Truật Xích chết trước Thành Cát Tư Hãn, phần đất đai của ông được chia cho 2 con là Bạt Đô và Oát Nhi Đáp. Sự phân chia này khiến quân lực của đế quốc Mông Cổ bắt đầu bị phân tán.

Theo Mông Cổ bí sử, sau khi Oa Khoát Đài chết, ngôi vị Đại hãn được con trai là Quý Do tiếp quản. Quý Do thể hiện là vị tướng có tài, nhưng lại rất yếu kém về chính trị. Ông mải mê theo đuổi các cuộc chinh phạt và không quan tâm đến xây dựng tình đoàn kết giữa các bộ tộc Mông Cổ. Cách cai trị này khiến Bạt Đô rất ghét.

Hơn 50 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, Hốt Tất Liệt mới tiêu diệt xong nhà Tống (ảnh: India Today)

Hơn 50 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, Hốt Tất Liệt mới tiêu diệt xong nhà Tống (ảnh: India Today)

Năm 1248, Quý Do chết khi đang chuẩn bị giao chiến với Bạt Đô. Khả đôn Oghul Qaimish – vợ Quý Do – nhân cơ hội này nắm quyền cai trị, thậm còn đòi xưng Đại hãn, đế chế Mông Cổ đứng trước nguy cơ tan rã. Năm 1251, được sự hậu thuẫn của Bạt Đô, Mông Kha – con trai trưởng của Đà Lôi – lật đổ Oghul Qaimish, tuyên bố lên ngôi Đại hãn.

Năm 1259, Mông Kha chết, 2 em trai của ông là A Lý Bất Ca và Hốt Tất Liệt tranh giành ngôi vị Đại hãn, cuộc nội chiến đầu tiên trong đế chế Mông Cổ nổ ra. Năm 1264, Hốt Tất Liệt tiêu diệt được thế lực của A Lý Bất Ca. Lúc này, Mông Cổ mới tập trung toàn bộ lực lượng xâm lược nước Tống, thống nhất Trung Quốc.

Theo Qulishi, nếu Thành Cát Tư Hãn sống lâu hơn, chắc chắn ông sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực cao nhất và không để tình trạng mất đoàn kết giữa các con cháu xảy ra.

Thành Cát Tư Hãn là người có công lớn trong việc đoàn kết các bộ lạc du mục sống nay đây mai đó trên thảo nguyên và thu phục họ về dưới trướng. Trước khi ông lên ngôi Đại hãn, các bộ lạc lớn ở Mông Cổ như Khất Nhan, Nãi Man, Miệt Nhĩ, Khắc Liệt, Thát Đát… thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, chém giết lẫn nhau.

Bằng uy tín cá nhân và đôi khi là cả vũ lực, năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc Mông Cổ, bắt đầu xâm lược các vùng đất bên ngoài. Ngay cả Thát Đát – bộ tộc có mối thù truyền kiếp với Khất Nhan (tộc của Thành Cát Tư Hãn) – cũng phải chịu cúi đầu trước quyền uy và sự bao dung của ông.

Suốt cuộc đời, Thành Cát Tư Hãn luôn bị ám ảnh vì chính tay giết chết người anh cùng cha khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi. Vì vậy, ông tỏ ra là người nghiêm khắc và luôn phạt nặng các con trai nếu chúng xảy ra bất hòa. Dù mang thân thế gây tranh cãi, Truật Xích vẫn được Thành Cát Tư Hãn tin tưởng giao quân đội và chia đất đai. Người con trai này cả thực sự đã không phụ lòng ông khi giúp đế chế Mông Cổ chinh phục nhiều vùng đất phía tây châu Á.

Vô số người bị sát hại trong những cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn (ảnh: Topwar)

Vô số người bị sát hại trong những cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn (ảnh: Topwar)

Xét về khả năng tổ chức, chỉ huy quân sự, Thành Cát Tư Hãn thậm chí được đánh giá cao hơn cả Alexander Đại đế - người giúp đế quốc La Mã xâm lược thành công Ba Tư, Ai Cập, Tiểu Á và nhiều vùng đất khác.

Khả năng tổ chức chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn gây kinh ngạc đối với các chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự ngày nay khi ông có thể biến những người du mục sống nay đây mai đó trên thảo nguyên thành lực lượng tinh nhuệ có kỷ luật cao nhất hành tinh.

Quân đội của Thành Cát Tư Hãn được tổ chức theo sơ đồ 10 – 10 do chính ông sáng tạo. Theo đó, 10 binh sĩ được quản lý bởi một thập hộ, 10 thập hộ được quản lý bởi một bách hộ, 10 bách hộ được quản lý bởi một thiên hộ, 10 thiên hộ làm việc dưới trướng một vạn hộ. Những bách hộ sẽ làm việc trực tiếp với Thành Cát Tư Hãn hoặc một nguyên soái do ông chỉ định, Mông Cổ bí sử chép.

Cấp độ tổ chức quân sự khoa học này được đánh giá là chưa từng có kể từ sau thời Alexander Đại đế và chỉ xuất hiện lại khi Napoleon thực hiện tham vọng chinh phạt châu Âu.

Chế độ phân chia chiến lợi phẩm cũng góp phần làm nên thành công trong việc chỉ huy quân đội của Thành Cát Tư Hãn. Ông quy định mọi binh sĩ Mông Cổ đều được chia chiến lợi phẩm dựa trên công trạng, không có sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Bất kể người nào lập công đều được thăng chức, không quan trọng xuất thân và hoàn cảnh của họ.

Quân pháp dưới thời Thành Cát Tư Hãn cũng được duy trì nghiêm. Bất kỳ ai trong đội quân của ông có hành động không phục tùng, tự phát đều có thể phải trả giá bằng sinh mạng. Những người du mục đã sống cùng nhau trên thảo nguyên Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ, nhưng chưa bao giờ họ đoàn kết thành một khối như dưới thời Thành Cát Tư Hãn.

Con cháu của Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ tăng lên đáng kể nếu Thành Cát Tư Hãn sống lâu hơn. Theo History, mỗi khi chiếm được vùng đất nào, Thành Cát Tư Hãn thường bắt rất nhiều phụ nữ xinh đẹp tại đó đến hầu hạ. Ông được biến đến với danh hiệu “người truyền giống vĩ đại”. Theo tính toán của các nhà khoa học, có khoảng 1% dân số thế giới ngày nay là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên, số người chết bởi những cuộc chiến do ông chỉ huy cũng nhiều không kém.

Nghiên cứu của Julia Pongratz – chuyên gia thuộc Khoa Sinh thái Toàn cầu Viện Carnegie (Mỹ) – cho rằng, Thành Cát Tư Hãn cùng đội quân khét tiếng tàn bạo của mình đã giết ít nhất 40 triệu người (khoảng 10% dân số thế giới lúc bấy giờ) trong các cuộc chiến và điều này thực sự đã “làm nguội” Trái đất.

“Sẽ là sai lầm nếu cho rằng việc Trái đất ấm lên chỉ bắt đầu khi con người bước vào kỷ nguyên công nghiệp. Trên thực tế, từ hàng nghìn năm trước, con người đã chặt và đốt phá nhiều khu rừng để phục vụ hoạt động nông nghiệp. Những cuộc chiến của Thành Cát Tư Hãn khiến hàng chục triệu người bị sát hại, lớp phủ thực vật dày thêm đã hấp thụ hơn 700 triệu tấn carbon từ khí quyển”, Pongratz nói.

Tuy nhiên, tiến bộ trên các lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội của nhân loại sẽ thụt lùi hàng trăm năm nếu Thành Cát Tư Hãn không chết sớm.

Cái chết của Thành Cát Tư Hãn (ảnh: Sohu)

Cái chết của Thành Cát Tư Hãn (ảnh: Sohu)

Theo Quora, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã thiêu rụi vô số thư viện trong cuộc chiến với đế quốc Khwarezm (quốc gia Hồi giáo cổ đại trải dài từ biển Caspi đến biển Ả Rập) và các nước Đông Âu.

Ước tính, có hơn 1 triệu bản gốc của các cuốn sách chứa đựng kiến thức nhân loại trên nhiều lĩnh vực biến mất vĩnh viễn trong thời kỳ Thành Cát Tư Hãn mở mang đế chế. Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn kéo 20 vạn quân vượt dãy Thiên Sơn tràn vào Khwarezm để trả thù cho việc đoàn sứ bộ của ông bị sát hại. Dân Khwarezm gọi Thành Cát Tư Hãn là “thần hủy diệt”.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, ngoài các mối thù cá nhân, sự hiếu chiến và tâm lý bành trướng của Thành Cát Tư Hãn còn đến từ việc ông buộc phải làm vậy để củng cố địa vị của mình.

Những chiến binh Mông Cổ đến từ nhiều bộ tộc khác nhau trên thảo nguyên rộng lớn. Họ theo chủ nghĩa bộ tộc hơn là chủ nghĩa dân tộc và chỉ chịu khuất phục trước một vị Hãn được cho là quyền uy nhất. Nếu một vị Hãn bị coi là bất tài, những chiến binh Mông Cổ sẽ bỏ đi, thậm chí là nổi loạn. Đây cũng là lý do Thành Cát Tư Hãn và nhiều vị Hãn sau ông thường chọn người con trai tài giỏi nhất để kế nghiệp, không quan trọng đó là con trưởng hay con thứ, Grunge nhận định.

Để giữ vững đế quốc mình vất vả lắm mới gây dựng được và chiếm trọn sự trung thành của các tướng lĩnh, Thành Cát Tư Hãn buộc phải tổ chức những cuộc chinh phạt liên miên. Năm 1227, ông qua đời giữa một chiến dịch dở dang chứ không phải trong giấc ngủ yên lành nơi đất mẹ.

_____________

Xét về tham vọng được bất tử, Thành Cát Tư Hãn còn thua xa Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc khát khao sự bất tử để giữ vững cơ nghiệp nhưng phải nhận cái chết đầy bất ngờ. Nếu Tần Thủy Hoàng sống lâu hơn, liệu nhà Tần có tồn tại thêm lâu? Những nhân vật như Hạng Vũ, Lưu Bang liệu có "cửa" vươn lên? Mời quý độc giả đón đọc trong bài kỳ tới, xuất bản sáng 8/11/2021 trên mục Thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

3 vạn quân của Thành Cát Tư Hãn tràn vào Afghanistan, bị đánh thua tan tác ra sao?

Được mệnh danh là “mồ chôn của các đế chế”, Afghanistan nổi tiếng trong lịch sử thế giới là vùng đất khó bị chinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thành Cát Tư Hãn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN