Điện Kremlin: Nga rút quân khỏi Nagorno-Karabakh

Điện Kremlin xác nhận lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã rút khỏi Nagorno-Karabakh, thuộc lãnh thổ Azerbaijan.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh kết thúc khi quân đội Azerbaijan đánh bại phe ly khai (ảnh: CNN)

Xung đột ở Nagorno-Karabakh kết thúc khi quân đội Azerbaijan đánh bại phe ly khai (ảnh: CNN)

Hôm 16/4, hãng thông tấn APA của Azerbaijan đưa tin, lực lượng Nga cùng các xe thiết giáp đã bắt đầu rút khỏi các khu vực đồn trú ở Nagorno-Karabakh – khu vực từng là điểm giao tranh khốc liệt giữa quân đội Azerbaijan và phe ly khai do Armenia hậu thuẫn.

“Đúng, đó là sự thật”, ông Dmitry Peskov – người phát ngôn Điện Kremlin – hôm 17/4 bình luận về thông tin của APA.

Ông Peskov không tiết lộ chi tiết về hành động của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.

Đầu những năm 1990, Nagorno-Karabakh (nơi có nhiều người gốc Armenia sinh sống) tuyên bố tách khỏi lãnh thổ Azerbaijan. Phe ly khai thân Armenia nhiều lần đụng độ với quân đội Azerbaijan sau đó.

Năm 2020, Azerbaijan thắng thế, tái kiểm soát một phần vùng Nagorno-Karabakh từ phe ly khai.

Tháng 11/2020, Armenia ký thỏa thuận 3 bên với Azerbaijan và Nga để chấm dứt 6 tuần giao tranh khốc liệt, khiến hàng nghìn người thiệt mạng ở Nagorno-Karabakh. Nga sau đó điều khoảng 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình tới khu vực này để giám sát lệnh ngừng bắn.

Tháng 9/2023, Azerbaijan mở chiến dịch quy mô lớn nhằm vào phe ly khai ở Nagorno-Karabakh. Quân đội Azerbaijan chiến thắng, phe ly khai buộc phải giải tán lực lượng và ký kết thỏa thuận ngừng bắn.

Sau chiến dịch này, Azerbaijan kiểm soát toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh cũng làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Armenia. Về mặt pháp lý, Armenia vẫn là thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn dắt, theo RT.

Nga duy trì quan hệ tốt với Azerbaijan, trong khi Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan – cho rằng, Moscow đã không can thiệp để hỗ trợ đồng minh.

Tháng 10/2023, Tổng thống Armenia, ông Vahagn Khachaturyan, ký phê chuẩn Quy chế Rome, hoàn tất quy trình lập pháp để nước này trở thành thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) – tổ chức từng phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin.

Hồi tháng 2 năm nay, Thủ tướng Armenia Pashinyan cho biết, trên thực tế, nước này đã đình chỉ tham gia CSTO. Tuy nhiên, Armenia chưa chính thức tuyên bố rút khỏi CSTO và Nga vẫn coi nước này là đồng minh của khối. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, Nga nên ngừng bắn ở Ukraine trong thời gian Thế vận hội Olympic tại Paris diễn ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – TASS, RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN