Điểm mặt các vũ khí được sử dụng trong chiến tranh Nga-Ukraine

Những loại vũ khí nào được Nga và Ukraine sử dụng trong cuộc chiến?

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24-2 với các mũi giáp công từ trên bộ, trên biển và trên không, theo hãng tin Reuters.

Trong tuần đầu tiên của chiến dịch, Nga đã chuyển từ tấn công chiến lược nhằm vào các mục tiêu quân sự bằng tên lửa hành trình sang tấn công trên bộ (có dấu hiệu bị đình trệ) và tiến hành bao vây khắp các thành phố lớn, bao gồm bắn phá bằng pháo tên lửa và bom chùm.

Sau đây là một số loại vũ khí mà quân Nga và Ukraine đã sử dụng trong xung đột.

Chiến đấu bằng tên lửa có mục tiêu

Trong những giờ đầu tiên của chiến dịch, tên lửa hành trình đã được triển khai rộng rãi và tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) được khai hoả liên tục. Theo ước tính của Mỹ, trong ngày đầu tiên của chiến dịch, Nga đã phóng đi 100 tên lửa từ đất liền và trên biển.

Theo chuyên gia Timothy Wright của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Nga có thể đã chỉ sử dụng SRBM chính quy và hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn (Iskander-M ) để bắn phá trong chiến dịch.

Về phía Ukraine, các tên lửa đạn đạo cũ hơn nhiều có nguồn cung hạn chế, như OTR-21 Tochka. Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Ukraine đã sử dụng ít nhất một tên lửa để tấn công một căn cứ không quân của Nga ở lãnh thổ Nga.

Tên lửa OTR-21 Tochka của Ukraine. Ảnh: WIKIPEDIA

Tên lửa OTR-21 Tochka của Ukraine. Ảnh: WIKIPEDIA

Theo IISS, Iskander-M của Nga có tầm bắn lớn hơn Tochka và các bệ phóng của nó có thể mang nhiều hơn một tên lửa. Mỗi bệ phóng Iskander đều có vỏ bọc thép cho tên lửa và cabin của nó rất cứng để chống lại nhiệt độ cao, các mối nguy hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân. Xe chở Iskander-M có thể vượt mọi địa hình và di chuyển với tốc độ lên đến 70 km/giờ trong 1.100 km.

Hệ thống tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander của Nga có tầm ngắm khoảng 400-500m. Ảnh: PINTEREST

Hệ thống tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander của Nga có tầm ngắm khoảng 400-500m. Ảnh: PINTEREST

Iskander-M có sai số tròn (CEP) là 5-7 m, nghĩa là 50% đạn bắn ra sẽ nằm trong hình tròn có tâm là mục tiêu và bán kính là con số đó. Còn tên lửa Tochka của Ukraine thì CEP là 90 m. Rõ ràng, tên lửa của Nga có độ chính xác cao hơn nhiều lần vũ khí cùng loại của Ukraine.

Hôm 25-3, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine cho biết các khu vực gần các thành phố Sumy, Poltava và Mariupol nước này đã bị tên lửa hành trình 3M14 Kalibr của Nga phóng từ Biển Đen vào.

Kalibr là tên lửa hành trình tấn công đất liền (LACM) có tầm bắn ước tính từ 1.500 km đến 2.500 km. Đối với các cuộc tấn công chính xác, chỉ số CEP chính xác của nó vẫn chưa đo được chính xác nhưng được ước tính là nhỏ hơn 5 m.

Mô hình tên lửa Kalibr 3M14. Ảnh: NAVAL POST

Mô hình tên lửa Kalibr 3M14. Ảnh: NAVAL POST

Hình minh họa là Kalibr 3M14 - tên lửa hành trình tấn công đất liền của Nga với tầm bắn ước tính khoảng 1.500 km đến 2.500 km đã trở thành trụ cột trong khả năng tấn công mặt đất của Hải quân Nga. 

Tên lửa  Kalibr 3M14 được phóng từ trên tàu. Ảnh: CSIS

Tên lửa  Kalibr 3M14 được phóng từ trên tàu. Ảnh: CSIS

Tuy nhiên, một số cuộc không kích của Nga vào các căn cứ không quân có vẻ kém hiệu quả và có những trường hợp đánh trượt các mục tiêu quan trọng như đánh trúng máy bay đang ở trong kho chứ không phải máy bay đang hoạt động.

Ukraine có hệ thống tên lửa phòng không S-300v do Nga sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh và hệ thống này cũng có khả năng chống tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ tên lửa nào của Nga tham chiến hay không và một số hệ thống S-300v của Ukraine dường như đã bị phá hủy do các cuộc không kích.

Tác chiến trên bộ

Ở hai mặt trận chính ở phía đông và phía bắc, cho đến nay, Nga hầu như không thể hiện được đà tiến công do vấp phải kháng cự của các thành phố lớn, như ở Kiev và Kharkiv.

Người dân Ukraine đã tham gia hỗ trợ quân đội chính quy đẩy lùi bước tiến của Nga, bao gồm cả thông qua các đơn vị phòng thủ dân sự và lực lượng dân quân trên khắp đất nước.

Bom xăng tự chế. Ảnh: AP

Bom xăng tự chế. Ảnh: AP

Du kích ở các đô thị đã sử dụng những vũ khí, dụng cụ tự chế để kháng cự quân Nga. Cụ thể như người dân đã sử dụng bom xăng, làm hàng rào chắn chặn đà tiến quân của Nga.

Mỹ và các quốc gia châu Âu đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí tiên tiến có thể phá hủy các phương tiện bọc thép. Những tên lửa này có thể đặc biệt hiệu quả trong môi trường đô thị do có nhiều chỗ ẩn mình để phục kích.

Trong số các vũ khí này có NLAW - hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ mới, được  Anh và Thuỵ Điển phát triển chung và FGM-148 Javelin - hệ thống tên lửa hạng nhẹ của Mỹ có thể tiêu diệt xe tăng từ cách xa vài km.

Binh sĩ Ukraine luyện tập sử dụng vũ khí tên lửa chống tăng cầm tay NLAW. Ảnh: TWITTER

Binh sĩ Ukraine luyện tập sử dụng vũ khí tên lửa chống tăng cầm tay NLAW. Ảnh: TWITTER

Có nhiều bức ảnh chụp từ Ukraine cho thấy các phương tiện quân sự Nga bị phá huỷ, bao gồm cả xe tăng. Điều này đã đặt ra câu hỏi về khâu hậu cần cùng với hiệu quả chiến dịch. Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho rằng quân Nga không có nhiều kinh nghiệm di chuyển trên một quốc gia khác với độ phức tạp và quy mô như Ukraine.

Một vũ khí khác cũng đã trở nên quan trọng đối với người Ukraine trong cuộc chiến của họ là máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2. Đây là loại máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể mang vũ khí chống giáp cỡ nhỏ.

Máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 của Ukraine. Ảnh: MILITARY LEAK

Máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 của Ukraine. Ảnh: MILITARY LEAK

Đại sứ Ukraine tại thủ đô Ankara -  ông Vasyl Bodnar cho biết máy bay không người lái hoạt động rất hiệu quả. Có nhiều video do quân đội Ukraine đăng tải cho thấy chúng được sử dụng để phá hủy các phương tiện trong đoàn xe quân sự của Nga.

Theo nhà sản xuất, máy bay không người lái loại này có sải cánh dài 12 m, tầm bắn 15 km, có thể mang vũ khí chống phương tiện cỡ nhỏ, có thể là bom, đạn siêu nhỏ thông minh Roketsan MAM-L được tia laser dẫn tới mục tiêu. Những quả bom chỉ nặng 22kg nhưng được thiết kế có một lượng điện tích nhỏ nhằm xuyên thủng lớp giáp và phá hủy một chiếc xe quân sự. 

Chiến thuật bao vây

Nga đã đổi chiến lược từ tấn công trực tiếp vào các tuyến phòng thủ của Ukraine sang chiến tranh bao vây trong những ngày gần đây. Các lực lượng Nga đã cảnh báo người dân Kiev rời khỏi nhà trước khi bắn phá thành phố và dội tên lửa xuống Kharkiv.

Người đứng đầu khu vực Kharkiv - ông Oleg Synegubov cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã đánh vào trung tâm thành phố lớn thứ hai của Ukraine, bao gồm các khu dân cư và tòa nhà chính quyền khu vực.

Hội đồng thành phố Mariupol cho biết các lực lượng Nga đã liên tục và cố ý pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng ở cảng đông nam Ukraine, khiến cơ sở hạ tầng hư hại dẫn đến cúp nước, cúp điện và lò sưởi.

BM-21 là một trong những hệ thống tên lửa phóng hàng loạt (MLRS) được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch này. Một tiểu đoàn gồm 18 bệ phóng có thể phóng 720 quả rocket chỉ trong một lần tác chiến.

Hệ thống tên lửa phóng hàng loạt BM-2. Ảnh: WIKIPEDIA

Hệ thống tên lửa phóng hàng loạt BM-2. Ảnh: WIKIPEDIA

Tuy nhiên, các tên lửa không có điều khiển và có độ chính xác thấp hơn các loại pháo thông thường nên không được sử dụng trong các tình huống yêu cầu độ chính xác cao. Để tiêu diệt một mục tiêu, hệ thống này dựa vào số lượng lớn tên lửa rải khắp một khu vực.

Các chiến thuật bao vây thường bao gồm việc bao vây các vị trí của đối phương, cắt đứt các đường tiếp tế và thoát hiểm, sau đó tấn công bằng một lực lượng tổng hợp của thiết giáp, bộ binh và công binh.

Một loại bom chùm. Ảnh: BROWN UNIVERSITY

Một loại bom chùm. Ảnh: BROWN UNIVERSITY

Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều nói rằng các lực lượng Nga dường như đã sử dụng các loại bom, đạn chùm. Tổ chức này còn cáo buộc quân Nga dùng loại vũ khí bị cấm ở nhiều nơi này tấn công một trường mầm non ở đông bắc Ukraine trong khi dân thường đang trú ẩn bên trong.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Zelensky không nao núng với lời đe dọa dùng vũ khí hạt nhân của ông Putin

Nhà lãnh đạo Ukraine thậm chí coi đó là “một điểm yếu” của chủ nhân Điện Kremlin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐỨC HIỀN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN