Đằng sau việc Mexico thu hồi đặc quyền của Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ

Sự kiện: Tin tức Mexico

Lần đầu tiên sau 30 năm, máy bay chủ lực của Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA) ở Mexico bị buộc phải rời khỏi nước này. Nguyên nhân là Tổng thống Mexico đương nhiệm chủ trương chống tội phạm ma túy bằng phương pháp hòa bình hơn là bạo lực kiểu người Mỹ.

Hợp tác an ninh song phương Mỹ - Mexico ngày càng xấu đi

Hợp tác an ninh song phương Mỹ - Mexico ngày càng xấu đi

Những “cú sốc” liên tiếp

Hãng Reuters đưa tin, đầu tháng 5 này, các quan chức Mexico đã thu hồi chỗ đậu của chiếc máy bay thuộc sở hữu của DEA ở sân bay Toluca cách Mexico City khoảng 40km. Chiếc King Air hai động cơ phản lực cánh quạt có thể chở khoảng 10 hành khách và thường được triển khai cho các chiến dịch đặc biệt ở Mexico và Trung Mỹ. Trước khi bị “đuổi” khỏi đất Mexico và chuyển về Texas, chiếc King Air đã đóng vai trò quan trọng trong việc bắt giữ một số trùm ma túy quyền lực nhất thế giới và được sử dụng trong các cuộc đột kích chống lại Joaquin “El Chapo” Guzman - cựu thủ lĩnh băng Sinaloa.

Ông Mike Vigil - cựu Giám đốc Văn phòng quốc tế của DEA nhận định, chiếc máy bay này là một công cụ quan trọng cho các hoạt động đòi hỏi sự di chuyển nhanh chóng của nhân viên và thiết bị. Nó cũng cho phép các đặc vụ tránh lái xe qua các khu vực xung đột của các băng đảng, đồng thời hỗ trợ tất cả các văn phòng DEA trên khắp Mexico. Ông Vigil nói thêm rằng, việc mất máy bay này sẽ cản trở các sáng kiến và đặt các đặc vụ vào nguy hiểm không cần thiết. Ông kể, trong nhiệm kỳ của ông ở Mexico, chiếc máy bay được sử dụng để chở đặc vụ DEA đến bang Colima nhằm đột kích vào cơ sở điều chế Methamphetamine. “Máy bay áp sát phòng thí nghiệm bí mật và nơi ẩn náu của El Chapo. Điều đó cần thiết để chiến dịch thành công” - ông Vigil nói.

Động thái mới nhất của Mexico diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa DEA và Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador (hay còn gọi là AMLO) ngày càng căng thẳng. Ông AMLO tuyên bố, chính quyền của ông đối xử với các thành viên băng đảng cũng giống như đối với những người lính trong lực lượng vũ trang quốc gia, bởi vì tội phạm “cũng là con người”.

Vị Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của Mexico trước đó đã có một số biện pháp cản trở các chương trình của cơ quan thực thi pháp luật Mỹ ở Mexico, bởi ông chủ trương “Abrazos no Balazos” (nghĩa là cái ôm còn hơn viên đạn), tức là một cách tiếp cận tội phạm có tổ chức nhẹ nhàng hơn so với người tiền nhiệm.

“3 năm đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Lopez Obrador là một thảm họa đối với DEA. Ông ấy đã đặt ra những giới hạn đối với các hoạt động của cơ quan, loại bỏ Đơn vị điều tra nhạy cảm, phá hủy kế hoạch Merida, và bây giờ là máy bay DEA” - chuyên gia Vigil nhận định đồng thời nói rằng Tổng thống AMLO cũng đã từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao cho các đặc vụ Mỹ.

Ảnh hưởng hợp tác song phương

Hợp tác an ninh song phương ngày càng xấu đi sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mexico Salvador Cienfuegos bị bắt tại Los Angeles vào tháng 10-2020 vì tội âm mưu thông đồng cùng băng đảng H-2. Khi đó, Mexico đe dọa trục xuất các đặc vụ DEA khỏi nước này, buộc Mỹ phải trả tự do cho ông Cienfuegos và hạ bớt cáo buộc chống lại ông ta.

Nhưng sau đó, Tổng thống AMLO đã thúc đẩy một loạt cải cách hạn chế các quyền tự do của DEA, bao gồm một đạo luật buộc họ phải chia sẻ tất cả thông tin với cơ quan thực thi pháp luật Mexico. Đáng nói, trước khi máy bay của DEA bị hủy chỗ đậu tại sân bay Toluca, chính quyền Mexico đã đưa ra hạn chế, yêu cầu cơ quan chức năng của Mỹ trình văn bản trước 2 tuần đối với bất kỳ chuyến bay nào. “Những hạn chế đó đã khiến nó không thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tốc độ và sự linh hoạt, đặc biệt là ở những địa bàn không thể tiếp cận bằng ô tô” - ông Vigil nói.

Tiến sĩ Robert J. Bunker - Giám đốc nghiên cứu tại C/O Futures LLC (một công ty tư vấn an ninh có trụ sở tại Mỹ) đánh giá việc Mexico thu hồi đặc quyền của DEA là một dấu hiệu cho thấy vai trò của Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ đang bị giảm dần ở Mexico. Ông Bunker nói, các hạn chế như vậy sẽ còn tiếp diễn khi ông AMLO tiếp tục các chính sách dân túy của mình. Một phần nguyên nhân cũng bởi các hoạt động của DEA vài năm trước cũng có dấu hiệu lạm dụng quyền lực và gây áp lực lớn cho chính quyền cựu Tổng thống Felipe Calderón.

“Việc Mexico thu hồi đặc quyền của Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ là một dấu hiệu cho thấy vai trò của cơ quan này đang bị giảm dần ở Mexico. Các hạn chế như vậy sẽ còn tiếp diễn khi ông AMLO tiếp tục các chính sách dân túy của mình. Cũng bởi các hoạt động của DEA vài năm trước cũng có dấu hiệu lạm dụng quyền lực và gây áp lực lớn cho chính quyền Mexico”.

Tiến sĩ Robert J. Bunker (Giám đốc nghiên cứu tại Công ty Tư vấn an ninh Mỹ C/O Futures LLC)

Nguồn: [Link nguồn]

Đối phó ma túy, ông Trump từng muốn bắn tên lửa sang Mexico?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sắp tới sẽ phát hành cuốn hồi ký, trong đó mô tả quãng thời gian “đầy sóng gió” khi làm việc cùng ông Trump.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Chi (Theo Daily Beast) ([Tên nguồn])
Tin tức Mexico Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN