Đằng sau cái bắt tay của hai đối thủ hàng đầu Trung Đông

Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốc đã thể hiện vai trò trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử giữa Arab Saudi và Iran, cái bắt tay của hai đối hàng đầu Trung Đông không phải là bước lùi trong sức ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani và cố vấn an ninh quốc gia Arab Saudi Musaad bin Mohammed Al Aiban tại Bắc Kinh ngày 10/3. Ảnh Reuters. 

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani và cố vấn an ninh quốc gia Arab Saudi Musaad bin Mohammed Al Aiban tại Bắc Kinh ngày 10/3. Ảnh Reuters. 

Mỹ cho biết thỏa thuận giữa Arab Saudi và Iran, do Trung Quốc làm trung gian, là một “điều tốt”, mặc dù giới quan sát lại cho rằng động thái này là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực đang suy giảm.

Các nhà phân tích cho biết, thỏa thuận tái thiết quan hệ ngoại giao giữa Riyadh và Tehran, được công bố vào tuần trước tại Bắc Kinh, cho thấy thực tế về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác thương mại quan trọng - và hiện là đối tác ngoại giao - ở vùng Vịnh.

Ngoài ra theo các chuyên gia, Washington với cách tiếp cận đối đầu với Tehran khó có khả năng làm trung gian cho việc nối lại quan hệ ngoại giao, nhưng họ vẫn có thể hưởng lợi từ cái bắt tay giữa Iran và Arab Saudi, mặc dù một số quan chức có quan điểm “diều hâu” của Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Jorge Heine, giáo sư tại Đại học Boston của Mỹ, cho biết: “Việc Tehran và Riyadh quyết định ‘chôn vùi’ chiến tranh là tốt cho tất cả mọi người. Điều đó tốt cho nước Mỹ. Tốt cho Trung Quốc. Điều đó tốt cho Trung Đông”.

Ông Heine, từng là Đại sứ Chile tại Trung Quốc, cho biết thỏa thuận giữa hai đối thủ hàng đầu ở Trung Đông là “bước đột phá của Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao”, nhưng điều đó không có nghĩa đó là một bước thụt lùi đối với Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng thỏa thuận này sẽ khiến Washington phải suy nghĩ lại về các chính sách đối đầu của mình đối với các quốc gia khác.

Việc nối lại quan hệ giữa Tehran và Riyadh diễn ra sau nhiều năm căng thẳng lan rộng khắp Trung Đông, đáng chú ý nhất là ở Yemen, nơi xung đột giữa chính phủ do Arab Saudi hậu thuẫn và phiến quân Houthi do Iran ủng hộ đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Chi tiết liên quan đến thỏa thuận chưa được công khai, nhưng một tuyên bố chung vào ngày 10/3 cho biết thỏa thuận khẳng định Iran và Arab Saudi “tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.

Hai nước cũng nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao đã bị đình chỉ từ năm 2016 và khôi phục các hiệp định an ninh và văn hóa đã có từ nhiều thập kỷ trước.

Iran và Arab Saudi đã tổ chức các vòng đàm phán trước đó ở Iraq và Oman. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng đã được ký kết ở Trung Quốc vào tuần trước, với sự chứng kiến của Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, bên cạnh Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani và Cố vấn an ninh quốc gia Arab Saudi Musaad bin Mohammed Al Aiban.

Tuyên bố chung cũng ghi nhận Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì “sáng kiến cao cả” đưa Arab Saudi và Iran xích lại gần nhau. Ông Tập đã đến thăm Arab Saudi vào tháng 12/2022 và vào tháng 2/2023 đã gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng vai trò của Trung Quốc trong việc đạt được thỏa thuận không phải là việc khiến các nhà hoạch định chính sách ở Washington lo lắng. Tại Mỹ, cạnh tranh với Bắc Kinh vẫn là ưu tiên chính sách hàng đầu đối với nhiều nhà lập pháp.

Dina Esfandiary, cố vấn cấp cao về Trung Đông và Bắc Phi tại tổ chức International Crisis Group, cho biết chính sách hòa dịu sẽ “có khả năng tăng cường ổn định khu vực”, đây cũng là một mục tiêu chính sách của Washington. Chuyên gia này nhận định Mỹ cho đến nay vẫn là đối tác an ninh hàng đầu của các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu của vùng Vịnh, cả từ Iran và Arab Saudi. Trong khi đó, Mỹ đã hạn chế phần lớn việc nhập khẩu từ khu vực mà thay vào đó tăng cường năng lực sản xuất trong nước. 

“Ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc đang ngày một lớn, chính vì vậy, tầm quan trọng của nước này tại đây cũng gia tăng”, bà Esfandiary cho biết, đồng thời nói thêm rằng mối lo ngại lâu dài đối với Mỹ là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cuối cùng có thể làm giảm ảnh hưởng của Washington đối với các đồng minh vùng Vịnh.

“Đối với thỏa thuận đạt được giữa Arab Saudi và Iran với sự tham gia của Trung Quốc, theo quan điểm của chúng tôi, bất cứ điều gì có thể giúp giảm căng thẳng, tránh xung đột và kiềm chế dưới bất kỳ hình thức nào các hành động nguy hiểm hoặc gây bất ổn của Iran đều là điều tốt”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu hôm 15/3.

Chuyên gia này nói thêm sự hòa dịu không phải là sự xem nhẹ của Arab Saudi đối với Mỹ, mà đó là sự tái khẳng định cách tiếp cận chiến lược của Arab Saudi là không đứng về phía nào trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ả Rập Saudi và Iran đạt thỏa thuận quân sự quan trọng

Quan chức Ả Rập Saudi không tiết lộ chi tiết của các thỏa thuận, chỉ nói rằng Riyadh và Tehran đã nhất trí về vấn đề giải quyết xung đột ở Yemen, cũng như vấn đề quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Tiến (Al Jazeera) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN