Cuộc sống “thiên đường” ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam

Người dân Qatar nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có, không phải lo nghĩ từ khi sinh ra, bởi tất cả mọi thứ đều đã có chính phủ lo.

Cuộc sống “thiên đường” ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam - 1

Cuộc sống về đêm ở Doha, Qatar.

Tháng 6.2017, 9 quốc gia Ả Rập tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, hạn chế các hoạt động giao thương với Qatar, tạo thành cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Trung Đông trong nhiều năm qua.

Quốc gia giàu nhất thế giới giờ ra sao?

Cho đến đầu năm 2018, Qatar vẫn là quốc gia giàu có nhất thế giới, nơi người dân được hưởng những ưu đãi mà không ở đâu có được.

Tờ National nhận định, sở dĩ Qatar vẫn đứng vững trước sức ép bủa vây là bởi hoàng gia nước này mạnh tay vung tiền từ các quỹ dự trữ để hỗ trợ kinh tế.

Ngân hàng đầu tư Trung Đông EFG-Hermes ước tính Qatar đã tung 34 tỷ USD vào nền kinh tế trong những tháng qua, dưới dạng đầu tư cho lĩnh vực công hoặc cắt giảm lượng dự trữ ngoại hối.

“Chúng tôi dự đoán Qatar sẽ còn tiếp tục chi 45 tỷ USD trong vòng hai năm tới để hỗ trợ chuyển dịch kinh tế, đối phó khó khăn”, chuyên gia của EFG-Hermes nhận định.

Lượng dữ trự ngoại hối của Qatar ước tính vào khoảng 320 tỷ USD. Theo những thống kê trên, quốc gia giàu có nhất thế giới này vẫn đủ sức nuôi sống 2,7 triệu dân trong nhiều năm tới.

Cuộc sống “thiên đường” ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam - 2

Hoàng gia Qatar có lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

Điều này phản ánh sự lạc quan của người dân Qatar trong dịp năm mới 2018. “Tôi tin rằng năm 2018 sẽ năm tràn đầy cơ hội với mọi người sống ở Qatar. Người dân sẽ có thêm cơ hội được làm việc trong nhiều ngành nghề lĩnh vực”, cư dân Qatar tên Jassim Al Mansoor nói.

Muhammad Al Yami, một doanh nhân Qatar chia sẻ: “Năm 2018 sẽ là năm của sự thay đổi. Sự cô lập càng khiến Qatar mạnh mẽ hơn. Chúng tôi tự xây dựng nhà máy, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của mọi người. Quan hệ với các nước như Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Kuwait và Oman sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn”.

Al Yami nhấn mạnh: “Tôi tự hào vì là người Qatar và tôi yêu mến tất cả mọi người sống ở Qatar. Chúng tôi đang hướng đến tầm nhìn quốc gia năm 2030”.

Cuộc sống "thiên đường”

Ngay từ khi sinh ra, công dân Dubai đã nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có nhờ sự bao cấp của chính phủ. Người dân Qatar được khám chữa bệnh, đi học và nằm viện miễn phí. Họ cũng không phải trả tiền điện nước hàng tháng và nộp thuế cho chính phủ.

Theo NY Times, khi lập gia đình, đàn ông Qatar cũng được chính phủ cho vay ngân hàng lãi suất thấp và thậm chí được cấp đất xây nhà. Người thất nghiệp cũng được nhận tiền trợ cấp hàng tháng.

Cuộc sống “thiên đường” ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam - 3

Người dân Qatar không phải lo nghĩ về việc đi làm kiếm sống.

Victoria Scott, phóng viên của tờ Telegraph (Anh) đã có trải nghiệm đáng nhớ ở Qatar và quan sát lối sống của giới siêu giàu ở đây.

Victoria tới từ Anh, nơi tài xế phải tự đổ xăng giống như đa số các quốc gia khác. Ở Qatar, cô không cần làm việc này vì đã có nhân viên phục vụ từ A tới Z, giữa thời tiết nắng nóng 50 độ C. Giá xăng ở Qatar rẻ hơn nước lọc và không ai phải lo nghĩ về chuyện đổ xăng khi sống ở Qatar.

Dân bản địa giàu có ở Qatar không bao giờ rửa xe hay động tay chân vào bất cứ thứ gì vì đã có người giúp việc làm tất cả. Mọi hoạt động thường nhật, trong đó có chăm sóc con cái, đều do những phụ nữ giúp việc từ các quốc gia khác thực hiện. Nếu cần ăn tối ở bất kì quán ăn nào mà không muốn vào nhà hàng, Victoria cho biết chỉ cần đỗ xe ngoài quán, bấm còi xe là sẽ được phục vụ chu đáo.

Theo Victoria, cảm giác sống ở quốc gia giàu nhất thế giới là việc mua hay bán một chiếc iPhone không bao giờ cần suy nghĩ một giây. Nếu đi nghỉ dưỡng, dân Qatar không lựa chọn khách sạn dưới 5 sao. Khi lên máy bay, hãng hàng không yêu thích phải là Qatar Airways đẳng cấp chứ không phải bất kì thương hiệu nào khác.

Cuộc sống “thiên đường” ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam - 4

Siêu xe đất tiền của giới siêu giàu Ả Rập.

David Jeffery, 22 tuổi là một người mê xe thể thao tới từ Anh và sống hầu hết thời gian ở Qatar nói người dân Qatar có nhiều tiền để đáp ứng đam mê của bản thân như tốc độ và xe thể thao. “Dân Qatar có nhiều tiền và mê tốc độ, ngoài ra do thuế thấp và giá hợp lý nên họ càng tiêu mạnh tay”.

Điểm đến ưa thích của giới siêu giàu Qatar là khách sạn Dorchester ở London, Anh. Một nhân viên làm việc ở khách sạn Dorchester cho biết từng chứng kiến khách Qatar đặt toàn bộ 3 phòng đắt đỏ nhất của khách sạn trong 1 năm, thuê riêng một đầu bếp để phục vụ mỗi ngày.

Giá tiền thuê phòng là 40.000 bảng Anh/đêm. “Mọi thứ chỉ diễn ra trong phòng”, nhân viên này nói, ám chỉ người khách không phải đi đâu mà chỉ cần ngồi một chỗ.

Một nhân viên giao dịch bất động sản ở Anh nói: “Tôi làm ăn với một doanh nhân người Qatar và anh ta có một đội tháp tùng 70 người. Mỗi lần tới Anh, ông ta lại đi cùng 70 người, trong đó có tới 20 vệ sĩ”.

Vua siêu giàu Ả Rập Saudi: Dân chơi bậc nhất Trung Đông

Dù nhà vua Ả Rập Saudi rất ăn chơi và sống cuộc đời xa hoa nhưng ông được đánh giá là một người có đầu óc kinh tế,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
U23 Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN