Covid-19: Quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ lặp lại khủng hoảng như Italia

Giới chuyên gia y tế cho rằng, tình hình dịch Covid-19 tại quốc gia này đang tái hiện những gì đã xảy ra tại Italia – nước có tỷ lệ tử vong vì virus cao nhất châu Âu. Ước tính, nếu không thực hiện việc cách ly và hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, quốc gia Đông Nam Á có thể chứng kiến hơn 140.000 người tử vong.

Với 469 người tử vong vì Covid-19 tính đến ngày 17.4, Indonesia là quốc gia có số  trường hợp tử vong do virus cao nhất khu vực Đông Nam Á. Mặc dù đã thực hiện một số biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội, số người nhiễm và tử vong trong dịch bệnh của Indonesia vẫn gia tăng từng ngày và các chuyên gia y tế thậm chí chưa thể nhận định được về thời điểm đỉnh dịch.

Việc tụ tập từ 5 người trở lên và sử dụng phương tiên công cộng đã bị cấm tại Indonesia. Một số sự kiện lớn tại Indonesia đã bị hủy bỏ, cùng với đó là hạn chế di chuyển giữa các khu vực được thực hiện.

Tuy nhiên, tại thủ đô Jakarta – nơi 2/3 số ca nhiễm Covid-19 được phát hiện, nhiều thanh niên Indonesia vẫn đang tụ tập tại các quán ăn, quán cà phê, mặc dù Tổng thống Joko Widodo đã ban hành một số biện pháp giãn cách xã hội từ 7.4.

Theo các nhà phân tích và chuyên gia y tế, diễn biến dịch Covid-19 tại Indonesia trong thời gian sắp tới nhiều khả năng sẽ giống với Italia.

Một người dân Indonesia ra đường không có khẩu trang (ảnh: SCMP)

Một người dân Indonesia ra đường không có khẩu trang (ảnh: SCMP)

Vào tháng 2 tại Italia, trong khi dịch bệnh vẫn đang âm thầm lây lan tại khu vực giàu có phía Bắc của đất nước, người dân vẫn tiếp tục tụ tập tại các quán cà phê, quán bar bất chấp các khuyến cáo về hạn chế tiếp xúc xã hội. Lệnh phong tỏa cả nước được ban hành chậm trễ do lo ngại ảnh hưởng kinh tế đã khiến Italia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Đến tháng 3, số ca nhiễm Covid-19 tại Italia đã bất ngờ tăng vọt không thể kiểm soát. Với 22.170 người tử vong vì dịch bệnh tính đến ngày 17.4, Italia là quốc gia có số nạn nhân Covid-19 nhiều thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

Từ việc phân tích dữ liệu theo phương pháp mô hình hóa dịch bệnh, các chuyên gia y tế tại Indonesia đang cảnh báo dịch Covid-19 tại nước này đang đi theo con đường tương tự như Italia.

“Số ca nhiễm Covid-19 tại Indonesia có thể lên tới 95.000 người trong khoảng từ tháng 5 – 6”, ông Wiku Adisasmito, cố vấn y tế cho chính phủ Indonesia cảnh báo hôm 16.4.

Một cảnh báo khác của Đại học Indonesia cho biết, hơn 140.000 người dân nước này có thể tử vong vì Covid-19 nếu như chính phủ không thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn.

“Đây sẽ có thể là một Italia thứ 2 nếu như chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhẹ tay”, Iwan Ariawan, chuyên gia y tế của Đại học Indonesia, nhận xét.

Dịch Covid-19 cũng đã cướp đi sinh mạng của nhiều chuyên gia y tế tại Indonesia. Ít nhất đã có 22 bác sĩ, 10 y tá và 6 nha sĩ tử vong vì Covid-19 tại Indonesia tính đến hôm 13.4, trong khi Italia ghi nhận 100 bác sĩ qua đời vì dịch bệnh.

Đào hố chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Indonesia (ảnh: SCMP)

Đào hố chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Indonesia (ảnh: SCMP)

“Thay vì sử dụng cách nói ‘Italia thứ 2’ tôi nghĩ rằng nói ‘Indonesia có thể có nhiều người nhiễm và tử vong vì Covid-19 hơn Italia’ thì chính xác hơn”, Muhammad Habib Abiyan Dzakwan – chuyên gia đến từ đơn vị quản lý thảm họa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), bày tỏ lo ngại.

Ông Muhammad Habib Abiyan Dzakwan cho rằng, Indonesia có dân số đông hơn Italia, vì vậy số ca nhiễm và tử vong do dịch bệnh có thể sẽ cao hơn nếu tình hình cứ tiếp diễn như hiện nay.

Các nhà khoa học tại Indonesia cũng cảnh báo rằng, số ca nhiễm Covid-19 thực tế tại nước này có thể cao gấp 10 lần con số chính thức hiện tại (5.516 trường hợp). Indonesia – quốc gia với 270 triệu dân có tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 vào loại thấp nhất khu vực.

Đến ngày 17.4, nước này với thực hiện được 36.000 xét nghiệm Covid-19, tương đương 0,01% dân số. Chính phủ Indonesia đang nỗ lực bằng mọi cách để có thể nâng xét nghiệm lên 10.000 lượt mỗi ngày do rất nhiều người dân có nhu cầu.

“Chắc chắn là số người nhiễm Covid-19 (tại Indonesia) cao hơn rất nhiều so với hiện tại. Ưu tiên xét nghiệm hiện nay là những người đã biểu hiện các triệu chứng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nhiễm virus không triệu chứng và trở thành nguồn lây lan”, ông Iwan nói.

Phun thuốc khử trùng tại Indonesia (ảnh: Reuters)

Phun thuốc khử trùng tại Indonesia (ảnh: Reuters)

Mối lo lớn nhất của Indonesia hiện nay là sự bùng phát dịch bệnh tại thủ đô Jakarta và những thành phố xung quanh – nơi sinh sống của hơn 30 triệu người. Tổng thống Widodo mới chỉ hạn chế và kêu gọi người dân ở lại chứ không cấm di chuyển từ những thành phố lớn về các khu vực khác. 

Dịch Covid-19 đã khiến 2,8 triệu người Indonesia thất nghiệp, nhiều người đang tìm cách trở về quê. Truyền thông Indonesia dẫn lời một quan chức cho biết, đã có hơn 900.000 người rời khỏi các thành phố trong khi dịch bệnh bùng phát, làm tăng nguy cơ lây lan virus ra cộng đồng.

“Theo kịch bản tồi tệ nhất, dịch bệnh có thể đẩy 1,1 triệu người Indonesia rơi và tình trạng nghèo đói, con số này thậm chí có thể lên tới 3,78 triệu người. Cùng với đó là 5,2 triệu người trong cảnh thất nghiệp”, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cảnh báo.

Chính quyền địa phương tại một số khu vực của Indonesia đã yêu cầu được thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 nhưng bị chính phủ từ chối.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Phát hiện cảnh đau lòng sau khi nhận tin báo bí ẩn

Mới đây, cảnh sát tại bang New Jersey (Mỹ) nhận được một tin báo nặc danh về một thi thể đang được cất giữ tại nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN