Covid-19 lần đầu lây lan đến vùng chiến sự và nỗi lo vượt khỏi tầm kiểm soát

Chỉ có một phòng thí nghiệm ở Kabul đủ khả năng xét nghiệm virus Corona, trong bối cảnh Afghanistan thông báo ca nhiễm đầu tiên.

Mỹ và Taliban hiện đang trong 7 ngày hạn chế bạo lực ở Afghanistan.

Mỹ và Taliban hiện đang trong 7 ngày hạn chế bạo lực ở Afghanistan.

Theo Guardian, nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 đang rõ ràng hơn bao giờ hết ở Afghanistan khi quốc gia này thông báo ca nhiễm đầu tiên ở phía tây tỉnh Herat, giáp biên giới Iran.

7 trường hợp khác nghi nhiễm virus được xác định ở Herat và 3 trường hợp ở hai tỉnh lân cận Farah và Ghor. Những cư dân Herat nghi bị nhiễm virus Corona là những người mới trở về từ thành phố Qom, Iran.

Qom được coi là vùng tâm dịch ở Iran vì đa số ca nhiễm ghi nhận ở thành phố này và đã có 16 người chết, theo giới chức Iran.

Hội đồng an ninh quốc gia Afghanistan thông báo ngừng mọi hoạt động giao thương qua biên giới và ngừng các chuyến bay đến Iran. Tuy vậy, việc kiểm soát biên giới rất khó khăn và ước tính vẫn còn 3.000 người vượt biên trái phép giữa Afghanistan-Iran mỗi ngày.

Afghanistan là quốc gia chìm trong chiến sự suốt từ năm 2001 và chưa có dấu hiệu kết thúc. Tiếng súng nổ, giao tranh giữa lực lượng Taliban và lực lượng Mỹ ở Afghanistan vẫn thường xảy ra, thậm chí là thủ đô Kabul.

Quốc gia Nam Á này hiện đang trong 7 ngày hạn chế bạo lực, tiếp nối thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Taliban. Thỏa thuận có thể mở đường để Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến dài nhất lịch sử Mỹ.

Bệnh viện truyền nhiễm Afghan-Nhật ở Kabul đã sẵn sàng cho khả năng Covid-19 bùng phát ở nước này.

Bệnh viện truyền nhiễm Afghan-Nhật ở Kabul đã sẵn sàng cho khả năng Covid-19 bùng phát ở nước này.

Tuần trước, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm nhưng đối thủ  Abdullah Abdullah đã phản ứng dữ dội, tự cho mình mới là người chiến thắng và tuyên bố sẽ tự thành lập chính phủ riêng.

Việc virus Corona bùng phát càng khiến tình hình ở Afghanistan trở nên phức tạp. Quốc gia 33 triệu dân này chỉ có duy nhất một phòng thí nghiệm ở thủ đô Kabul là đủ khả năng xét nghiệm virus Corona. Số ca xét nghiệm hàng ngày cũng rất hạn chế vì chỉ có 3 máy chuyên dụng.

Alimi Sahib, quản lý dự án tại phòng thí nghiệm, nói cần phải bổ sung thêm thiết bị, chuyển về cho từng địa phương vì mỗi lần xét nghiệm mất từ 4-6 giờ. “Nếu có thêm nhiều ca nhiễm virus Corona, không thể gửi tất các mẫu đến Kabul”, Sahib nói.

Đại diện WHO ở Afghanistan nói quốc gia này cần ít nhất 3,5 triệu USD để mua thiết bị đối phó với Covid-19.  Cho đến nay, Afghanistan chưa ghi nhận ca nhiễm virus Corona ở thủ đô.

Munir Shah, một y tá ở bệnh viện truyền nhiễm Afghan-Nhật ở Kabul, nói: “Tôi rất sợ. Tình hình rất căng thẳng. Tôi đi qua những căn phòng trống và tưởng tượng ra mọi người sẽ nằm chật kín”.

Bệnh viện ở phía tây Kabul này thường chữa cho người nhiễm HIV và bệnh lao, đã xây thêm khu cách ly nam-nữ, tăng từ 60 lên 100 giường bệnh trước nguy cơ Covid-19.

“Mọi người ai cũng lo lắng”, bác sĩ hàng đầu ở bệnh viện, Mohammed Khan, nói. “Chúng tôi sẵn sàng tiếp đón các bệnh nhân. Chúng tôi từng đối phó với nhiều virus nguy hiểm trong quá khứ. Chúng tôi sẽ đối phó được với virus Corona, nếu nó lan đến Kabul”.

Ông Khan thừa nhận Afghanistan đang phải trải qua quá nhiều chuyện phức tạp. “Mọi thứ đang diễn ra cùng một lúc, tôi hi vọng ít nhất chúng tôi sẽ chiến thắng virus Corona”.

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19 ở HQ: Tân Thiên Địa có người tử vong, 21 vạn thành viên bắt đầu được xét nghiệm

Báo chí Hàn Quốc đưa tin, ca nhiễm Covid-19 thứ 12 tử vong tại quốc gia này là thành viên một nhánh của giáo phái Tân Thiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN