Con vượn giống người nhất lịch sử bị đối xử ra sao?

Sở hữu trí thông minh và cách hành xử giống người đến kỳ lạ, sinh vật này khiến các nhà khoa học tự hỏi liệu nó có phải là một sản phẩm lai giữa người và vượn hay không.

Vượn Oliver giống người một cách đáng kinh ngạc (ảnh: The Paradise)

Vượn Oliver giống người một cách đáng kinh ngạc (ảnh: The Paradise)

Oliver – con vượn giống người nhất lịch sử nhân loại – được giới khoa học đặt biệt danh là “vượn người”. Trong khi những con vượn khác làm hành động giống người do trải qua huấn luyện, Oliver lại thể hiện điều đó một cách tự nhiên. Sự xuất hiện của nó khiến nhiều người kinh ngạc. Ban đầu giới khoa học còn nổ ra tranh cãi khi không phân biệt nổi Oliver là vượn hay người, theo Historic Mysteries.

Cuối cùng, Oliver được kết luận là một “ngoại lệ đặc biệt” trong tất cả loài vượn trên thế giới. Trong cuốn “Sự kỳ lạ của tự nhiên”, Oliver được gọi là “mối liên kết” giữa loài vượn và con người.

Nghiên cứu y khoa của Đại học Chicago chỉ ra rằng, bộ gene của Oliver có 47 nhiễm sắc thể, nhiều hơn một nhiễm sắc thể so với con người và ít hơn một so với loài vượn thông thường. Ngoài sự đặc biệt về mặt sinh học, Oliver còn thể hiện mình giống con người một cách kỳ lạ.

Các đặc điểm trên khuôn mặt của Oliver giống người hơn là giống vượn. Nó có khuôn mặt nhỏ, phẳng, cùng đôi mắt sáng, tinh anh hơn nhiều so với loài vượn. Oliver cũng bị hói đầu và có tiếng kêu nhẹ nhàng khiến nó giống như một người đàn ông.

Hành vi của Oliver cũng rất giống người. Những con vượn thông thường phải được huấn luyện mới có thể đi bằng 2 chân, nhưng dáng đi của chúng vẫn thuộc về loài đi 4 chân. Trong khi đó, Oliver bẩm sinh đã đi bằng 2 chân một cách rất vững vàng, linh hoạt.

Oliver đi 2 chân như người một cách tự nhiên (ảnh: History)

Oliver đi 2 chân như người một cách tự nhiên (ảnh: History)

Oliver được cho là chào đời vào khoảng những năm 1950. Người đầu tiên sở hữu nó khi còn non là 2 nhà huấn luyện thú người Mỹ Frank và Janet Berger. Vào thời điểm này, Oliver đã thể hiện các đặc điểm giống con người và gây chú ý.

Oliver có nguồn gốc là động vật hoang dã và bị bắt từ rừng Congo. Những đặc điểm và hành vi khác thường của Oliver khiến Frank và Janet Berger tin rằng nó không phải vượn bình thường mà là con lai giữa người và vượn.

Oliver thích giao tiếp và bầu bạn với người hơn là với vượn. Nhà huấn luyện thú Berger thậm chí còn ghi chép trong nghiên cứu về Oliver rằng nó “hứng thú” với phụ nữ hơn là với vượn cái. Ghi chép trên được viết khi Oliver 16 tuổi.

Là những nhà huấn luyện thú nổi tiếng nước Mỹ, Frank và Janet Berger giúp Oliver nhanh chóng được nhiều người biết đến. Sự tò mò của công chúng đối với Oliver ngày càng tăng khi nó liên tục xuất hiện trên các chương trình TV.

Ngoài Oliver nổi tiếng, Frank và Janet Berger cũng huấn luyện rất nhiều con vượn thông minh khác. Tuy nhiên, theo ghi chép của họ, Oliver thường xa lánh đồng loại vì hành vi và ngoại hình đặc biệt.

“Oliver thích ở cạnh con người hơn là đồng loại. Nó cảm thấy thoải mái khi không sống chung với những con vượn khác. Nó giống một con người hơn là vượn”, ghi chép của Berger viết.

Oliver tự pha chế đồ uống (ảnh: Grunge)

Oliver tự pha chế đồ uống (ảnh: Grunge)

Trí tuệ của Oliver vượt xa những con vượn đã được huấn luyện. Nó thường giúp Berger mang thức ăn cho lũ vượn bị nhốt trong chuồng. Một dấu hiệu quan trọng khác cho thấy Oliver có trí thông minh gần giống người là khả năng sử dụng công cụ và máy móc đơn giản. Nó biết di chuyển vật nặng bằng cách dùng xe cút kít để đẩy.

Khi Oliver trưởng thành, hành vi của nó ngày càng giống người hơn. Nó có thói quen uống cà phê mỗi sáng và uống cocktail như con người. Oliver thậm chí còn có thể tự pha chế đồ uống theo sở thích. Oliver làm tất cả những điều đó một cách hoàn toàn tự nhiên, không cần huấn luyện.

Khả năng tư duy logic của Oliver cũng phát triển theo thời gian khi nó có thể ra quyết định tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Những gì Oliver làm được thực sự vượt xa khả năng bắt chước thông thường mà loài vượn thể hiện, theo Grunge.

Tuy nhiên, trí thông minh ngày càng cao của Oliver khiến nhà huấn luyện thú Berger lo ngại. Nó bị bán đi và qua nhiều đời chủ sở hữu cho đến năm 1986 thì bị nhốt trong phòng thí nghiệm Buckshire Company.

Ở đây, Oliver bị nhốt trong một chiếc cũi nhỏ khiến nó bị hạn chế về khả năng vận động. Do bị cầm tù lâu ngày, Oliver mắc chứng teo cơ và viêm khớp. Oliver sống trong cũi suốt 7 năm. Trong thời gian này, nó bị đối xử thô bạo vì không cam chịu bị giam cầm như những con vượn khác. Điều này khiến Oliver già nhanh hơn bình thường và mắc bệnh.

Quá thông minh, Oliver bị chủ hắt hủi rồi chịu đối xử một cách tệ hại (ảnh: Bobhata)

Quá thông minh, Oliver bị chủ hắt hủi rồi chịu đối xử một cách tệ hại (ảnh: Bobhata)

Trước khi trở thành mẫu vật nghiên cứu, năm 1996, Oliver may mắn được Trung tâm bảo tồn loài vượn Primarily Primates giải cứu.

Trong thời gian Oliver sống ở Primarily Primates, vì không khẳng định được nó có phải là vượn hay không, các nhà khoa học ở Đại học Chicago (Mỹ) đã tiến hành một số xét nghiệm.

Kết quả cho thấy Oliver thực sự là vượn chứ không phải người vượn. Xét nghiệm ADN chỉ ra rằng nó thuộc lớp vượn Trung Phi - loài được biết đến với nhiều đặc điểm giống người nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy cấu tạo gene của Oliver có sự khác biệt so với loài vượn thông thường. Điều này khiến các đặc điểm sinh học của loài người ở Oliver nổi bật hơn loài vượn. Các nhà khoa học kết luận Oliver là một cá thể đột biến tự nhiên trong thế giới loài vượn. Một cá thể như vậy rất hiếm có và có thể không bao giờ xuẩt hiện lần thứ 2.

Các nhà khoa học từ Đại học Chicago cũng lưu ý rằng, bất cứ nghiên cứu nào đối với Oliver cũng không thể chính xác tuyệt đối bởi những hành động giống người đặc biệt của nó.

Do bị cầm tù nhiều năm, khi chuyển đến trung tâm bảo tồn Primarily Primates, Oliver không thể hoạt động bình thường, bị viêm khớp và mù. Những hình ảnh về cuộc sống của Oliver tại Primarily Primates thường xuyên được chia sẻ lên mạng khi nó vẽ tranh hay dự tiệc cùng con người.

Theo ghi nhận của trung tâm bảo tồn Primarily Primates, Oliver là một con vượn hiền lành và thích tương tác với con người. Ngày 2/6/2012, Oliver qua đời trong giấc ngủ yên bình bên cạnh Raisin – con vượn cái mà nó kết bạn. Xác nó được hỏa táng và rải tro khắp trung tâm bảo tồn để tưởng nhớ.

Oliver thọ được khoảng 55 tuổi khi sống bên cạnh con người. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu sống trong môi trường tự nhiên, tuổi thọ của nó có thể kéo dài hơn rất nhiều.

Năm 2014, Primarily Primates khánh thành một khu vui chơi cho vượn mang tên Oliver như một lời tri ân tới con vượn giống người nhất lịch sử.

Một số nhà khoa học vẫn đang tìm cách tạo ra loài lai giữa người và vượn, bất chấp tranh cãi về mặt đạo đức (ảnh: History)

Một số nhà khoa học vẫn đang tìm cách tạo ra loài lai giữa người và vượn, bất chấp tranh cãi về mặt đạo đức (ảnh: History)

Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang cố gắng tạo ra một loài lai giữa người và vượn. Cấu tạo gene của Oliver giúp ích rất nhiều cho giới khoa học khi tìm hiểu về sự đột biến giúp tạo ra đặc điểm sinh học giống người trên loài vượn.

Năm 1977, nhà nghiên cứu di truyền học người Mỹ Michael Bedford phát hiện rằng, tinh trùng của người có thể xâm nhập vào trứng của vượn cái. Điều này dẫn đến suy đoán rằng có thể tạo ra con lai giữa người và vượn.

Trước đó vào năm 1929, nhà khoa học Liên Xô Ilya Ivanovich Ivanov dường như đã tiến rất gần đến việc tạo ra một cá thể lai giữa người và vượn. Nhiều người nghi ngờ về công trình nghiên cứu của ông, trong khi giới chức bày tỏ lo ngại về việc tạo ra một “con người lai”. Để tránh một sinh vật gây tranh cãi về đạo đức như vậy được tạo ra, nghiên cứu của Ilya Ivanovich Ivanov bị đình chỉ.

Nguồn: [Link nguồn]

Kể chuyện UFO hay, người đàn ông “dân quê” chiếm ghế Tổng thống Mỹ

Trước khi trở thành thống đốc bang Georgia (Mỹ) và leo lên ghế Tổng thống Mỹ, người đàn ông này chỉ là một nông dân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN