Cố đi chiếm đất ngoài vũ trụ, con người có thể rơi vào cảnh phải ăn thịt cả đồng loại?

Một số nhà khoa học cảnh báo, có khả năng thực tế rằng con người sẽ phải ăn thịt lẫn nhau khi cố gắng xâm chiếm những hành tinh xa xôi ngoài không gian một cách quá vội vàng.

Con người đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm một hành tinh mới ngoài vũ trụ làm nơi sinh sống (ảnh: RT)

Con người đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm một hành tinh mới ngoài vũ trụ làm nơi sinh sống (ảnh: RT)

Charles Cockell – giáo sư thiên văn học tại Đại học Edinburgh (Anh) – cho rằng, những người đầu tiên rời khỏi Trái đất để xâm chiếm các hành tinh khác ngoài vũ trụ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất và cơ bản nhất: Thức ăn. Nếu không giải quyết được vấn đề thiết yếu này, những “thực dân vũ trụ” sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài ăn thịt lẫn nhau để sinh tồn.

“Bệnh tật, thiếu lương thực, nước uống và không có khả năng tự cung tự cấp là những thách thức lớn nhất mà bất kỳ cuộc thám hiểm không gian nào cũng phải đối mặt”, ông Cockell nói.

Theo nhà thiên văn học, con người chưa thể đặt chân đến hầu hết các hành tinh trong hệ mặt trời bởi môi trường ở đó quá khắc nghiệt. Nếu muốn xâm chiếm vũ trụ, con người có thể bắt đầu với những địa điểm khả thi hơn như Mặt trăng Callisto của Sao Mộc và Titan – vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ.

Ở 2 điểm đến này, nếu các phi hành gia gặp khó khăn về thực phẩm, họ có thể dễ dàng cầu cứu Trái đất. Dĩ nhiên đó là chuyện xảy ra ở tương lai, khi con người đạt được nhiều tiến bộ hơn về hàng không vũ trụ.

“Năm 1845, John Franklin dẫn một đoàn thủy thủ tham gia vào chuyến thám hiểm Bắc Cực. Họ mang theo rất nhiều thực phẩm đóng hộp. Đó là công nghệ bảo quản đồ ăn mới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, họ đã bị lạc đường, mắc kẹt rồi ăn thịt lẫn nhau vì quá đói”, ông Cockell nói.

Thức ăn là điều đầu tiên cần nghĩ đến nếu muốn làm “thực dân vũ trụ”, theo chuyên gia (ảnh: RT)

Thức ăn là điều đầu tiên cần nghĩ đến nếu muốn làm “thực dân vũ trụ”, theo chuyên gia (ảnh: RT)

Theo ông Cockel, con người có thể “suy thoái nhất nhanh về đạo đức và nhân tính” khi ở môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là ngoài không gian – nơi dễ mang lại cảm giác cô đơn, tù túng nhất.

“Không chỉ mang theo nhiều thức ăn dự trữ, một trong những điều đầu tiên cần làm khi xâm chiếm hành tinh khác là phải tìm cách xây dựng hệ thống canh tác, tự sản xuất thực phẩm. Đó là những công việc rất khó và chúng ta không nên quá vội vàng tìm cách rời bỏ Trái đất”, ông Cockel nhận định.

Đồng quan điểm với giáo sư Cockel, tiến sĩ Cameron Smith – chuyên gia nghiên cứu công nghệ vũ trụ người Anh – cho rằng, ngoài thiếu thức ăn, những “thực dân vũ trụ” cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị mắc những bệnh lạ.

“Khi đó, một số cá nhân sẽ phải tách khỏi đoàn để tự cách ly, tránh lây lan và tình cảnh càng thêm hiểm nghèo”, ông Smith lo ngại.

Giáo sư Cockell cho rằng, trong khoảng 30 – 40 năm nữa, con người sẽ có đủ công nghệ cần thiết để biến Sao Hỏa thành thuộc địa. Tiến sĩ Smith kém lạc quan hơn, ông cho rằng tới cuối thế kỷ 21, nhân loại mới có thể làm được điều đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ phú đầu tiên thế giới du lịch vũ trụ ”xịn” nói gì sau chuyến đi 12 ngày?

Hôm 20.12, Yusaku Maezawa – tỷ phú ngành thời trang Nhật Bản – đã nhảy dù xuống một thảo nguyên ở Kazakhstan, kết thúc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN