Chuyện về tàu sân bay phục vụ hải quân 2 quốc gia trong 58 năm

Sự kiện: Vũ khí quân sự

HMS Hermes là một trong những tàu sân bay hoạt động lâu đời nhất với 58 năm, lại còn phục vụ cho hải quân của hai quốc gia Anh và Ấn Độ và tham gia nhiều cuộc chiến.

Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, tàu sân bay trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất trong kho vũ khí của quân đội các nước.

Một quốc gia sở hữu tàu sân bay có thể gây sức ảnh hưởng ra khỏi vùng biển của họ và càng có nhiều tàu sân bay được triển khai thì nước đó càng có thể phóng chiếu sức mạnh ra khắp thế giới.

Tàu sân bay HMS Hermes của Anh di chuyển tới London năm 1950. Ảnh: Pictorial Parade/Archive Photos/Getty Images

Tàu sân bay HMS Hermes của Anh di chuyển tới London năm 1950. Ảnh: Pictorial Parade/Archive Photos/Getty Images

Tuy nhiên, chính những yêu cầu phức tạp về tài chính và công nghệ để chế tạo và triển khai tàu sân bay đã khiến cho chỉ có một số quốc gia có thể phát triển và duy trì chúng.

Mỹ có thể triển khai 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, điều này phản ánh vị thế siêu cường của nước này. Trung Quốc đang đóng hoặc thử nghiệm 3 tàu sâu bay, còn Anh có hai tàu sân bay mới. Một số quốc gia khác như Pháp, Nga và Ấn Độ, mỗi nước có ít nhất một tàu sân bay.

Tuy nhiên, tàu sân bay một khi được đưa vào hoạt động có thể phục vụ trong một thời gian dài trong quân đội. Một trong những tàu sân bay có thời gian hoạt động lâu nhất là HMS Hermes với 58 năm trong hải quân của Anh và hải quân Ấn Độ.

Trải qua nhiều lần sửa đổi

HMS Hermes là tàu sân bay lớp Centaur, được đóng vào năm 1944, chạy bằng năng lượng thông thường. Việc đóng tàu tạm dừng trong vài năm và phải đến năm 1953 tàu mới được đưa vào hoạt động. Tàu HMS Hermes sau đó được biến chế cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1959.

HMS Hermes được trang bị hệ thống phóng máy bay CATOBAR (cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng dây hãm), cho phép máy bay có thể cất cánh và hạ cánh trên boong với quãng đường vài trăm mét. HMS Hermes có thể chở tối đa 5 phi đội máy bay cánh cố định và cánh xoay.

Các thành viên của Hải quân Hoàng gia Anh trên tàu HMS Hermes khi tàu di chuyển tới quần đảo Falkland năm 1982. Ảnh: Hulton-Deutsch Collection/CORBIS/Corbis/Getty Images

Các thành viên của Hải quân Hoàng gia Anh trên tàu HMS Hermes khi tàu di chuyển tới quần đảo Falkland năm 1982. Ảnh: Hulton-Deutsch Collection/CORBIS/Corbis/Getty Images

Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970, Hải quân Hoàng gia Anh quyết định chuyển đổi tàu sân bay HMS Hermes giống như tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ để hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng Biệt kích Thủy quân lục chiến Hoàng gia. Con tàu được bổ sung không gian cho 800 binh sĩ và trực thăng trở thành máy bay chính của HMS Hermes.

HMS Hermes được tái trang bị một lần nữa vào đầu những năm 1980, khi mối đe dọa từ các tàu ngầm của Liên Xô buộc Hải quân Hoàng gia Anh phải chuyển đổi mục đích cho chiến tranh chống tàu ngầm. Sự sửa đổi này cũng đã biến HMS Hermes thành tàu sân bay sử dụng hệ thống STOBAR (cất cánh cự ly ngắn và cáp hãm đà hạ cánh).

Hệ thống đường cất cánh kiểu nhảy cầu (ski jump) được bổ sung cho mũi tàu Hermes, giúp con tàu có thể vận hành được tiêm kích Sea Harrier – loại chiến cơ được thiết kế để cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng.

Trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982, HMS Hermes từng là tàu dẫn đầu hơn 100 tàu chiến của Anh tới Nam Đại Tây Dương tham chiến với Argentina.

Tàu chị em của HMS Hermes – HMS Invincible cũng góp phần quan trọng trong cuộc chiến này. Các tiêm kích Sea Harrier hoạt động trên cả hai tàu sân bay đã mang lại ưu thế trên không cho Anh, đảm bảo các binh sĩ trên bộ có thể đổ bộ và giành lại quyền kiểm soát quần đảo Falkland.

Người Argentina nhận ra tầm quan trọng của các tàu sân bay Anh và đã nhiều lần cố gắng đánh chìm chúng bằng các cuộc tấn công đường không mạnh mẽ. Phía Argentina đã đánh chìm một số tàu hộ tống và tuyên bố bắn trúng tàu sân bay HMS Invincible, song cả hai tàu này vẫn không bị tổn hại.

Hết phục vụ Hải quân Anh lại phục vụ Hải quân Ấn Độ

Anh đã cố gắng bán tàu HMS Hermes cho Úc vào năm 1983 nhưng bị từ chối do chi phí vận chuyển và vận hành cao.

HMS Hermes ngừng hoạt động vào năm 1984 nhưng đây không phải dấu chấm hết cho sự nghiệp của con tàu này. HMS Hermes được bán cho Ấn Độ năm 1986. Sau khi trải quá trình tái trang bị, HMS Hermes được biên chế cho Hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Viraat.

Tiêm kích Sea Harrier cất cánh từ tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ trong một cuộc tập trận năm 2005. Ảnh: SEBASTIAN D'SOUZA/ Getty Images

Tiêm kích Sea Harrier cất cánh từ tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ trong một cuộc tập trận năm 2005. Ảnh: SEBASTIAN D'SOUZA/ Getty Images

INS Viraat từng trở thành soái hạm trong Hải quân Ấn Độ và tham gia nhiều chiến dịch, bao gồm sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Ấn Độ tại Sri Lanka năm 1989 và cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1999.

INS Viraat còn tham gia cuộc tập trận thường niên Malabar có sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ cùng các lực lượng hải quân khác.

Sau gần sáu thập niên phục vụ, HMS Hermes cuối cùng được Hải quân Ấn Độ cho loại biên năm 2017. Năm 2019, chính phủ Ấn Độ quyết định loại bỏ con tàu. Bất chấp nhiều nỗ lực của chính quyền các bang và nhiều tổ chức tư nhân nhằm bảo tồn Hermes thành bảo tàng nhưng con tàu vẫn bị dỡ bỏ vào năm 2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảnh khắc Mỹ kích nổ bom 18.000kg gây động đất ngay cạnh siêu tàu sân bay

Hải quân Mỹ gần đây đã công bố loạt ảnh và video quay cận cảnh vụ nổ ở giữa đại dương, ngay bên cạnh siêu tàu sân bay. Vụ nổ lớn đến mức gây ra động đất ở một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri Túc ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN