100 máy bay ném bom Trung Quốc mới tiêu diệt được 1 tàu sân bay Mỹ?

Vào ngày Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, 8 oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc bay theo đội hình ở eo biển Đài Loan, được chiến đấu cơ hộ tống, áp sát nhằm gây sức ép với Đài Loan và thử phản ứng của Mỹ.

Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc.

Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc.

Không lâu sau đó, tàu sân bay Theodore Roosevelt và các tàu hộ tống đã tiến vào Biển Đông. "Quân đội Trung Quốc chắc hẳn đã lường trước được sự xuất hiện của nhóm tàu sân bay Mỹ, nhiệm vụ của máy bay ném bom Trung Quốc lần này không chỉ là diễn tập kịch bản dội bom Đài Loan, mà còn là kiểm tra năng lực đối phó nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ”, tác giả David Axe viết trên tạp chí Forbes.

Có một điều chắc chắn là đợt tấn công nhằm vào tàu sân bay Mỹ sẽ cần tới hơn 8 máy bay ném bom. Để gia tăng cơ hội thành công, Trung Quốc phải cần đến rất nhiều máy bay ném bom H-6, tác giả David Axe nhận định.

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, các oanh tạc cơ chiến lược Tu-95, Tu-16 và Tu-22M của Liên Xô được trang bị tên lửa chuyên tấn công tàu sân bay Mỹ.

Đáp trả mối đe dọa này, hải quân Mỹ duy trì số lượng đáng kể tiêm kích F-14, trang bị tên lửa không đối không tầm xa kết hợp với máy bay cảnh báo sớm để giúp đối phó với phi đội oanh tạc cơ Liên Xô.

Các tiêm kích F-14 cất cánh từ tàu sân bay phải phản ứng nhanh nhạy, vô hiệu hóa các oanh tạc cơ Liên Xô trước khi đối phương phóng tên lửa chống hạm nhằm vào tàu sân bay.

Các tàu chiến đóng vai trò hộ tống sẽ là lớp phòng thủ tầm gần, trong trường hợp các tiêm kích F-14 để hụt máy bay ném bom Liên Xô.

Ở thời điểm đó, phía LIên Xô ước tính cần hai sư đoàn với khoảng 100 máy bay ném bom để có thể áp đảo một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, chuyên gia hàng không Tom Cooper nói.

Ngày nay, các máy bay ném bom H-6 và tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc có năng lực chiến đấu rất tương đồng với oanh tạc cơ và tên lửa Liên Xô. H-6 cũng chính là phiên bản cải tiến của máy bay ném bom Tu-16.

Nếu Liên Xô cần tới 100 máy bay ném bom để áp đảo tàu sân bay Mỹ vào những năm 1980, thì Trung Quốc ngày nay cũng cần số lượng tương tự.

Dĩ nhiên, kịch bản trên không giống hoàn toàn 100%. Năng lực phòng không của nhóm tàu sân bay Mỹ đã suy yếu hơn nhiều vì các tiêm kích hạm F/A-18 không còn được trang bị tên lửa đối không tầm xa, Cooper nói.

Cuộc chiến giả định sẽ diễn ra ở cự ly gần với nhóm tàu sân bay Mỹ hơn, giúp bên tấn công có nhiều cơ hội phóng tên lửa chống hạm hơn.

Nhờ bước tiến của hệ thống truyền tải và lưu trữ dữ liệu, đội tàu sân bay Mỹ năm 2021 có liên lạc và tác chiến tốt hơn so với cách đây 40 năm.

Quân đội Trung Quốc sẽ rất dè chừng, không dám đưa các oanh tạc cơ chiến lược đi xa khỏi khu vực mà các chiến đấu cơ và tên lửa phòng không có thể yểm trợ, Andreas Rupprech, chuyên gia về quân sự Trung Quốc, nhận định.

Giữ cho các oanh tạc cơ hoạt động gần bờ cũng là cách bảo vệ các máy bay tốt hơn, nhưng phạm vi tấn công cũng sẽ hạn chế hơn.

Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 200 oanh tạc cơ H-6. Nhưng rất khó để Trung Quốc có thể tung toàn bộ 200 máy bay này vào một trận chiến, khả năng cao nhất chỉ là 50% số máy bay trên có thể sẵn sàng chiến đấu.

Theo tác giả David Axe, 100 máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là đủ cho một đợt tấn công nhằm vào nhóm tàu sân bay Mỹ. Washington hiện có 5 tàu sân bay hoạt động ở Thái Bình Dương, đánh chìm một tàu trong số này là đủ để tạo ra một cơn địa chấn.

Trong thời chiến, phi đội oanh tạc cơ Trung Quốc chỉ có một vài cơ hội đánh chìm tàu sân bay Mỹ, nhưng có lẽ một vài cơ hội như vậy cũng là quá đủ, tác giả David Axe nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia lo ngại viễn cảnh oanh tạc cơ hạng nặng TQ dội 45 tấn bom xuống lãnh thổ Mỹ

Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình Xian H-20 do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất, có năng lực tấn công tầm xa đáng kể,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN