Chuyện người đầu tiên trên thế giới đông lạnh cơ thể, chờ hồi sinh

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

52 năm trước, một giáo sư tâm lý học người Mỹ đã bày tỏ mong muốn được đông lạnh toàn bộ cơ thể để mong một ngày công nghệ có thể giúp ông hồi sinh.

Chuyện người đầu tiên trên thế giới đông lạnh cơ thể, chờ hồi sinh - 1

Giáo sư Bedford là người đầu tiên được đông lạnh toàn bộ cơ thể.

Theo Quartz, giáo sư James Hiram Bedford là người qua đời vào ngày 12.1.1967 vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ông là người đầu tiên được đông lạnh và lưu giữ vĩnh cửu chờ ngày hồi sinh.

Bedford là người đầu tiên trong 300 người hiện đang được bảo quản tại 3 trung tâm đông lạnh trên thế giới, bao gồm Alcor, bang Arizona; Viện Cryonics ở Michigan và KrioRus gần Moscow.

Hiện có 3.000 người khác vẫn đang chờ đến lượt đông lạnh một khi qua đời.

Vào thời điểm năm 1967, con người chỉ mới biết cách đông lạnh các tế bào nhỏ, chưa từng thử nghiệm đông lạnh toàn bộ cơ thể.

Để thực hiện theo đúng di nguyện của Bedford, các y tá đã phải đi khắp nơi thu thập đá khô. Một nhóm chuyên gia sau đó tiêm chất chống đông vào máu của giáo sư Mỹ.

Cơ thể được đặt bên trong một thùng chứa đầy đá khô ở nhiệt độ âm -78,5 °C, trước khi đưa vào một môi trường nitơ lỏng ở mức -196 độ C.

Trong 27 năm sau đó, buồng chứa thi thể Bedford cùng nitơ lỏng không ngừng được di chuyển, vì vấn đề chi phí cũng như mâu thuẫn trong nội bộ gia đình.

Năm 1982, cơ thể của Bedford được giao cho Quỹ mở rộng cuộc sống Alcor và Quỹ này đã bảo quản cơ thể Bedford đến tận ngày nay.

Chuyện người đầu tiên trên thế giới đông lạnh cơ thể, chờ hồi sinh - 2

Alcor hiện là một trong ba tổ chức cung cấp dịch vụ đông lạnh cơ thể.

Trong 52 năm đông lạnh, người ta chỉ nhìn thấy Bedford được một lần. Năm 1991, Quỹ Alcor chuyển cơ thể Bedford sang một buồng nitở lỏng mới.

Báo cáo khi đó có nhiều thông tin không mấy tốt đẹp. Phần thân trên và cổ, cũng như cánh tay bị đổi màu giống như nhiễm trùng.

Mũi của Bedford bị xẹp do bị nén bởi một phiến đá khô trong quá trình làm lạnh và da trên ngực bị nứt. Nếu một ngày Bedford được hồi sinh, cơ thể ông chắc chắn sẽ không được như ban đầu.

Đối với các nhân viên làm việc tại Quỹ Alcor, Bedford là một người đàn ông tuyệt vời mà họ sẽ còn tiếp tục bảo quản trong hàng chục năm tới.

“Tôi không thể mô tả được cảm xúc của mình khi thấy ông vẫn như đang ngủ bên trong buồng nitơ lỏng”, cựu chủ tịch Alcor, Mike Darwin viết. “Dù chuyện gì xảy ra, ông vẫn được đông lạnh trong ngần ấy năm”.

Theo các chuyên gia, vì là người đầu tiên tình nguyện đông lạnh nên Bedford được bảo quản chưa tốt. Chất chống đông lạnh dimethyl sulfoxide, từng được cho là hữu ích đối với phương pháp đông lạnh lâu dài, nay không còn được sử dụng nữa. Chất này có thể tạo ra những tổn thương não cho Bedford trong suốt quá trình đông lạnh.

Ngày nay, dịch vụ đông lạnh cơ thể tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ, nên chỉ có một số ít người giàu có là có điều kiện đăng ký tham gia.

Người ta tiếp tục bảo quản thi thể ở nhiệt độ -196 độ C mà chưa biết bao giờ có thể hồi sinh người chết.

Thi thể đông lạnh khi hồi sinh còn trẻ trung hơn lúc sống?

Thi thể đông lạnh tại Viện Cryonics hiện đang được gìn giữ, với hy vọng một ngày con người có thể sống lại và thậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN