Chuyên gia: Một loại vắc xin duy nhất là đủ "trị" Covid-19

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu giải mã gene của Covid-19 cho rằng, loại virus này đột biến chậm và bất kỳ loại vắc xin nào được phát triển thành công sớm nhất đều sẽ có tác dụng ngăn ngừa Covid-19 trong khoảng thời gian dài.

Peter Thielen, nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho rằng, chỉ có khoảng 4 – 10 sự thay đổi về di truyền giữa các chủng Covid-19 từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc cho tới nay.

Theo ông Peter Thielen, sự đột biến này là tương đối thấp sau khi Covid-19 đã lây nhiễm cho hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới. Với khả năng đột biến thấp như vậy, một loại vắc xin được phát triển thành công đầu tiên có thể sẽ là loại vắc xin duy nhất được sử dụng để phòng Covid-19, thay vì phải điều chế vắc xin mới hàng năm như các loại virus cúm khác.

“Các loại virus cúm khác có một “mánh khóe” mà Covid-19 không có, đó là bộ gene của chúng được chia làm rất nhiều phân đoạn, mỗi phân đoạn lại được mã hóa bằng một gene khác nhau. Nếu có 2 virus cúm nằm cùng trong một tế bào, chúng có thể hoán đổi một số phân đoạn cho nhau và tạo ra một chủng mới ngay lập tức”, tiến sĩ Benjamin Neuman, đến từ Đại học Đại học Texas A & M, cho biết.

Theo các chuyên gia, Covid-19 có khả năng đột biến thấp (ảnh: NY Post)

Theo các chuyên gia, Covid-19 có khả năng đột biến thấp (ảnh: NY Post)

“Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự đột biến của Covid-19 có ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh. Những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường bị chi phối bởi một số yếu tố khác (sức đề kháng, độ tuổi, bệnh nền)”, ông Peter Thielen cho hay.

Hồi đầu tháng 3, các nhà khoa học tại Trung Quốc phát hiện rằng, Covid-19 đã đột biến thành 2 loại, loại chính (L) và loại phụ (S) với khả năng lây nhiễm khác biệt. Tuy nhiên, chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy 2 loại đột biến này của Covid-19 có độc lực khác nhau hay có ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc sống ở châu lục duy nhất không có người nhiễm Covid-19

Cuộc sống của một số ít người ở Nam Cực, tuy không bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng cũng chẳng mấy thoải mái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – The Hill ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN