Chile: Trăm xác ướp 7.000 năm tuổi bỗng nhiên tan chảy

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Xác ướp tìm thấy ở phía bắc Chile dần biến thành chất lỏng màu đen vì độ ẩm tăng lên mà các nhà khoa học không biết làm cách nào ngăn chặn được.

Chile: Trăm xác ướp 7.000 năm tuổi bỗng nhiên tan chảy - 1

Các xác ướp ngàn năm ở Chile dần tan chảy thành chất lỏng màu đen.

Hơn một 100 xác ướp có niên đại cách đây 7.000 năm dần biến thành chất lỏng màu đen, khiến các chuyên gia đau đầu. Quan chức Chile hồi năm 2016 đã nộp hồ sơ lên UNESCO, để các xác ướp này được coi là di sản thế giới.

Giới chức Chile hi vọng điều này sẽ giúp thu hút sự chú ý và tìm ra cách để ngăn không cho các xác ướp tiếp tục tan chảy thành chất lỏng màu đen.

Theo nghiên cứu, chất lỏng màu đen là kết quả của vi khuẩn phát triển mạnh trên da xác ướp.

Từ những năm 1900, người ta đã tìm thấy 300 xác ướp ở phía nam Peru và bắc Chile, bao gồm cả người lớn, trẻ em và bào thai. Một số xác ướp có niên đại tới 5050 năm trước Công nguyên, có nghĩa là xa xưa hơn cả xác ướp Ai Cập.

Cộng đồng người Chinchorro đã biết ướp xác trước 2.000 năm so với thời điểm người Ai Cập ướp xác các pharaoh.

Trong khi người Ai Cập chỉ ướp xác giới quý tộc, người Chinchorro dường như ướp xác bất kỳ ai, dù là già hay trẻ, có nghĩa là họ có một xã hội khá bình đẳng.

Chile: Trăm xác ướp 7.000 năm tuổi bỗng nhiên tan chảy - 2

Các xác ướp cho thấy người Chinchorro đã biết ướp xác trước người Ai Cập đổ đại khoảng 2.000 năm.

Các chuyên gia cho rằng, nguồn nước bị ô nhiễm gần khu vực núi lửa có thể là nguyên nhân bắt đầu tập tục ướp xác của người Chinchorro, vì họ tìm thấy dấu vết của thạch tín bên trong các mô xác ướp.

“Thạch tín dẫn đến tỷ lệ sảy thai cao, và nỗi buồn đã thôi thúc họ ướp xác, bắt đầu từ bào thai, trẻ em cho đến người lớn”.

Các xác ướp được bảo quản nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm ở sa mạc Atacama. Nhưng trong một thế kỷ qua, con người đã khai quật, đưa xác ướp về các bảo tàng, viện nghiên cứu.

Đến đầu năm 2015, mọi chuyện bắt đầu tồi tệ, khi các xác ướp bỗng nhiên phân hủy mà không rõ vì sao. “Dạng phân hủy này chưa từng được biết đến”, chuyên gia Ralph Mitchell đến từ Đại học Havard khi đó nói.

Các mẫu mô thu thập từ xác ướp cho thấy vi khuẩn phát triển mạnh. Đó không phải vi khuẩn cổ đại, mà chính là vi khuẩn sống bình thường trên da người. Chúng là nguyên nhân khiến các xác ướp tan chảy thành chất lỏng.

“Ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, vi khuẩn biến lớp da xác ướp thành chất dinh dưỡng”, chuyên gia Mitchell nói trên Live Science.

Trừ khi các nhà nghiên cứu có thể bảo quản xác ướp ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác, vi khuẩn sẽ còn tiếp tục “nuốt chửng các xác ướp”, Mitchell nói thêm.

Chuyện về xác ướp trinh nữ nguyên vẹn nhất thế giới 500 năm tuổi

Hơn 500 năm trước, thiếu nữ 13 tuổi người Inca bị đem đi hiến tế và bỏ mặc cho đến chết ở ngọn núi lạnh giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN