Chiến thuật vùng xám ở eo biển Đài Loan

Theo các chuyên gia Mỹ công tác tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cả Bắc Kinh và Washington sẽ chơi chiến thuật vùng xám, gây hấn nhau quanh đảo Đài Loan (Trung Quốc), nhưng đều ở dưới ngưỡng chiến tranh.

Các chuyên gia Mỹ nhận định, Đài Loan thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nên nước này sẽ không nhượng bộ, sẽ thống nhất hòn đảo này (muộn nhất là vào năm 2049), bằng cách trao quy chế đặc khu như với Hong Kong. Trong khi đó, Mỹ rất coi trọng vai trò Đài Loan trong trật tự an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sẽ thường xuyên liên tục sử dụng con bài Đài Loan để bao vây, cô lập Trung Quốc và thu hút đồng minh, đối tác ngả nhiều hơn về phía Mỹ. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Mỹ sẽ chơi chiến thuật vùng xám (gây hấn ở dưới ngưỡng chiến tranh).

Một số quan chức quốc phòng và chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc sẽ thu hồi Đài Loan vào khoảng năm 2030, báo Mỹ Business Insider đưa tin. Theo các chuyên gia, Bắc Kinh sẽ không tấn công thu hồi Đài Loan, ít ra là trong vài năm tới vì mong muốn chung của Trung Quốc là thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hòa bình (khả năng muộn nhất là vào năm 2049) và Bắc Kinh biết rằng, thu hồi Đài Loan bằng vũ lực dù có thành công cũng mất mát nhiều về nhân lực, vật lực và uy tín.

Máy bay tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông của quân đội Trung Quốc. Đây là một phần của cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm” kết thúc ngày 10/4/2023. Ảnh: Xinhua

Máy bay tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông của quân đội Trung Quốc. Đây là một phần của cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm” kết thúc ngày 10/4/2023. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, nếu một trong ba khả năng sau xảy ra, xác suất Bắc Kinh tấn công thu hồi Đài Loan là cao. Đó là: Mỹ nâng cấp quan hệ với Đài Loan, không tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc” như trước; Bầu cử ở Đài Loan bầu ra nhà lãnh đạo “diều hâu” có đường lối cứng rắn, bất tuân phục đại lục ở cấp độ cao chưa từng có; Phong trào đòi độc lập cho Đài Loan bùng phát mạnh mẽ và lan nhanh ở hòn đảo này và ở nhiều nước trên thế giới, có sự tiếp tay của Mỹ cùng các đồng minh.

Kịch bản tấn công và phản ứng

Tuy nhận định Bắc Kinh sẽ không tấn công thu hồi Đài Loan trong những năm tới, nhưng các chuyên gia Mỹ vẫn đưa ra các kịch bản cho khả năng này.

Đầu tiên, Bắc Kinh sẽ tuyên bố tập trận quy mô lớn quanh đảo Đài Loan (kiểu như đợt tập trận bắn đạn thật đầu tháng 8/2022 sau khi bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ, tới thăm Đài Bắc, hoặc đợt diễn tập quân sự “Liên hợp lợi kiếm” bao vây Đài Loan từ 8-10/3/2023 vừa qua). Trung Quốc sẽ tuyên bố cấm tàu thuyền, máy bay qua lại các khu vực này để tạo thế bao vây, cô lập, cắt đứt đường tiếp viện từ phía Okinawa của Nhật Bản.

Sau khi tuyên bố tập trận, tận dụng lợi thế ở sát Đài Loan, Bắc Kinh lập tức tấn công với mục tiêu đánh chiếm Đài Loan càng nhanh càng tốt, không để hòn đảo này tận dụng lợi thế là được Mỹ và đồng minh ủng hộ như họ đang hỗ trợ Ukraine hiện nay. Pháo của quân đội Trung Quốc từ tỉnh Phúc Kiến, tên lửa từ Giang Tây, Quảng Tây, Chiết Giang… đồng loạt nã vào các nhóm đảo Đài Loan dù gần hay xa đại lục, như Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ… và Đài Bắc.

Trung Quốc sẽ điều tàu rà phá thủy lôi tới sát Đài Loan để mở đường cho tàu đổ bộ, đưa quân lên đảo, đặc biệt là phía thành phố Đài Bắc. Trung Quốc năm 2022 thường xuyên diễn tập rà phá mìn trên Biển Đông. Trong khi đó, để phòng vệ, Đài Loan buộc phải nhanh chóng rải thủy lôi khi có biến.

Theo các chuyên gia của Trung tâm An ninh Mỹ mới, nếu tấn công thu hồi Đài Loan, Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản sẽ tham chiến, còn Hàn Quốc khó tham chiến hơn vì có quan hệ kinh tế bền chặt với Trung Quốc và e ngại phản ứng của Triều Tiên. Vì vậy, nếu Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines, Úc… cứu viện Đài Loan, Trung Quốc sẽ phóng tên lửa tới các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản, Guam và nhóm đảo Bắc Mariana để Mỹ buộc phải rút bớt nguồn lực chi cho Đài Loan, các chuyên gia nhận định.

Bắc Kinh sẽ tính toán rằng, Mỹ sẽ đánh bom tàu Trung Quốc và không chiến phía trên Đài Loan; máy bay Mỹ từ Philippines sang tham chiến, tấn công máy bay ném bom Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc dùng máy bay ném bom tàng hình phóng tên lửa hành trình và vũ khí siêu thanh tới Guam, nhằm vào trung tâm chỉ huy và căn cứ không quân Hickam của Mỹ, các chuyên gia phỏng đoán. Trung Quốc cũng tấn công các căn cứ quân sự, đặc biệt là căn cứ không quân của Mỹ ở Philippines và Úc, như căn cứ không quân Darwin của Úc.

Theo các chuyên gia, Bắc Kinh sẽ tính toán rằng, Mỹ sẽ tập trung phá hủy các tàu chiến lớn của Trung Quốc (các tàu có năng lực phòng không mạnh để bảo vệ đội tàu tấn công, đổ bộ Đài Loan), trong khi đội tàu ngầm của các nước tham chiến đi vào eo biển Đài Loan. Vì thế, Bắc Kinh sẽ tổ chức tấn công xa hơn, bắn tên lửa sang tận bang Alaska, bang California và bang Hawaii. Và sẽ có phản công từ Hawaii, Bắc Mariana, Guam, Nhật Bản và Úc.

Ý kiến các nhà phân tích Trung Quốc

Việc Mỹ không can dự quân sự trực tiếp vào eo biển Đài Loan cho thấy Mỹ thừa nhận sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và ý chí của nước này trong việc quản lý hòn đảo này, báo Trung Quốc Global Times dẫn lời các nhà phân tích đến từ Trung Quốc đại lục.

Theo các nhà phân tích, trong cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm” có sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc diễn tập không kích các mục tiêu trên đảo Đài Loan. Những mục tiêu trên hòn đảo này không chỉ là các căn cứ quân sự lớn mà còn là các cơ sở chính trị quan trọng nơi những đối tượng ly khai “Đài Loan độc lập” đang hoạt động, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc nói với Global Times hôm 10/4.

Nguồn: [Link nguồn]

Kết thúc tập trận, vài chục tàu chiến, máy bay Trung Quốc đại lục tiếp tục hiện diện gần Đài Loan

Ngày 11/4, lực lượng phòng vệ Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, các máy bay chiến đấu và tàu hải quân của đại lục vẫn tiếp tục hiện diện quanh hòn đảo này, sau khi kết thúc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An (CNAS, Global Times, Business Insider, Xinhua) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN