Chiến sự bùng nổ giữa Armenia và Azerbaijan: Tiết lộ thương vong ngày đầu tiên

Hai quốc gia láng giềng coi nhau như kẻ thù, từng nằm trong Liên Xô cũ, hôm 27.9 đã rơi vào cuộc xung đột dữ dội nhất kể từ năm 2016 ở vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan tung video phá hủy tổ hợp phòng không Armenia.

Theo báo Đức DW, ít nhất 23 người, bao gồm cả dân thường và binh sĩ, đã thiệt mạng trong ngày đầu chiến sự nổ ra.

Phe Cộng hòa Artsakh thân Armenia, kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh xác nhận có 16 binh sĩ thiệt mạng và 100 người khác bị thương. Cả Armenia và Azerbaijan đều xác nhận dân thường thương vong trong giao tranh.

Vài giờ sau khi chiến sự bùng nổ, Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố thiết quân luật, tổng động viên. Phía Azerbaijan cáo buộc đợt pháo kích của Armenia đã khiến 5 người trong một gia đình thiệt mạng.

Xe tăng Azerbaijan bốc cháy dữ dội sau khi trúng hỏa lực từ Armenia.

Xe tăng Azerbaijan bốc cháy dữ dội sau khi trúng hỏa lực từ Armenia.

Azerbaijan tuyên bố đã chiếm quyền kiểm soát ít nhất 7 ngôi làng ở vùng Nagorno-Karabakh. Cộng hòa Artsakh ban đầu phủ nhận, nhưng sau đó thừa nhận đã bị mất “vài vị trí” trong lãnh thổ.

Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố đã bắn rơi 4 trực thăng Azerbaijan, 15 máy bay không người lái, phá hủy 10 xe tăng và xe bọc thép chiến đấu.

Trong video lan truyền trên mạng xã hội, ít nhất 5 xe tăng Azerbaijan bị pháo kích, trong đó có một xe tăng bốc cháy dữ dội.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan khẳng định những tuyên bố của Armenia là giả dối, chỉ xác nhận một trực thăng bị bắn rơi nhưng phi công sống sót.

Armenia và Azerbaijan bị cuốn vào cuộc xung đột ác liệt nhất từ năm 2016.

Armenia và Azerbaijan bị cuốn vào cuộc xung đột ác liệt nhất từ năm 2016.

Azerbaijan cũng tuyên bố phá hủy 12 tổ hợp phòng không tầm  ngắn 2K33 Osa (SA-8)  của Armenia và tung video chứng minh máy bay không người lái phá hủy ít nhất một tổ hợp tên lửa loại này.

Kể từ khi tách khỏi Liên Xô, Armenia và Azerbaijan liên tục rơi vào những cuộc xung đột tranh chấp chủ quyền.

Năm 1991, vùng Nagorno-Karabakh với số đông người Armenia sinh sống tổ chức trưng cầu dân ý, tách  khỏi Azerbaijan. Nhà nước Cộng hòa Artsakh thân Armenia sau đó được thành lập. Kết thúc xung đột giai đoạn năm 1988-1994, liên minh Armenia và Cộng hòa Artsakh đánh bại Azerbaijan. Tuy nhiên, Azerbaijan cho đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền với vùng Nagorno-Karabakh.

Azerbaijan tuyên bố không công nhận Cộng hòa Artsakh và kiên quyết đòi lại chủ quyền, dẫn đến nhiều cuộc xung đột đơn lẻ rải rác cho đến năm 2016.

Đa số người dân Armenia theo Công giáo, trong khi Azerbaijan theo Hồi giáo. Nga đã lên tiếng yêu cầu cả hai bên ngừng bắn ngay lập tức, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hỗ trợ Azerbaijan.

Nguồn: [Link nguồn]

Giao tranh ác liệt giữa Azerbaijan và Armenia: Cận cảnh bắn xe tăng bốc cháy dữ dội

Giao tranh khốc liệt có sự tham gia của xe tăng, chiến đấu cơ và pháo binh nổ ra giữa Azerbaijan và Armenia hôm 27.9. Hai bên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star, DW ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN