Cảnh báo u ám của WHO về cuộc sống hậu Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã vẽ một bức tranh u ám về cuộc sống hậu đại dịch Covid-19.

Tại cuộc họp thường niên với hội đồng bộ trưởng y tế của 194 nước thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Ghebreyesus khẳng định sau Covid-19, thế giới "chắc chắn" sẽ đối mặt với một dịch bệnh chết chóc hơn.

"Đây chắc chắn không phải là lần cuối cùng thế giới đối mặt với mối đe dọa đại dịch. Quá trình tiến hóa chắc chắn sẽ tạo ra một virus lây nhiễm mạnh hơn và chết chóc hơn virus SARS-CoV-2" – ông Ghebreyesus nhấn mạnh.

Về cuộc chiến chống Covid-19, mặc dù tỉ lệ tử vong đang giảm, tổng giám đốc WHO khẳng định thế giới vẫn đang trong tình trạng "mong manh" và chưa quốc gia nào "thoát khỏi mối đe dọa, bất kể tỉ lệ tiêm chủng".

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

Cũng theo ông Ghebreyesus, Covid-19 đang bị kéo dài bởi tình trạng bất bình đẳng vắc-xin trong khi đến giờ chỉ mới 10 quốc gia tiêm hơn 75% lượng vắc-xin được bàn giao.

"Thế giới vẫn trong tình hình rất nguy hiểm. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm được công bố trong năm nay đã cao hơn so với cả năm 2020. Với xu hướng này, số ca tử vong trong năm nay sẽ vượt qua năm ngoái trong 3 tuần tới" – ông Ghebreyesus nói thêm, trước khi tôn vinh nhân viên y tế trên toàn thế giới.

"Trong suốt gần 18 tháng, nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới đứng giữa ranh giới sống chết. Trong lúc làm nhiệm vụ, nhiều người đã nhiễm virus" – ông Ghebreyesus chia sẻ.

Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 hằng ngày ở các quốc gia như Ấn Độ vẫn còn cao. Ảnh: Reuters

Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 hằng ngày ở các quốc gia như Ấn Độ vẫn còn cao. Ảnh: Reuters

Quốc gia EU đầu tiên tuyên bố đạt "miễn dịch cộng đồng"

Bộ trưởng Y tế Malta Chris Fearne ngày 24-5 cho biết tỉ lệ người trưởng thành được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 tại quốc gia của ông đã đạt mốc 70%. Điều này đồng nghĩa Malta trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Liên minh châu Âu (EU) đạt "miễn dịch cộng đồng".

"Vắc-xin đang được Malta triển khai với tốc độ 1 liều tiêm sau mỗi 5 giây. 42% dân số trưởng thành đã được tiêm phòng đầy đủ" – Bộ trưởng Fearne cho biết, đồng thời thông báo quy định đeo khẩu trang sẽ được gỡ bỏ vào ngày 1-7 với những người đã được tiêm phòng nếu số ca nhiễm tiếp tục ở mức thấp.

Hôm 24-5, quốc đảo này đã gỡ bỏ lệnh giới hạn đối với các phòng tập thể dục và hồ bơi, cũng như cho phép nhà hàng mở cửa đến 24 giờ, thay vì phải đóng cửa vào lúc 17 giờ như trước đây.

Malta trở thành quốc gia đầu tiên đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Reuters

Malta trở thành quốc gia đầu tiên đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Reuters

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh mới khiến ngàn người Ấn Độ phải bỏ một mắt có lan ra thế giới?

Thống kê do tờ The Times của Anh mới thu thập cho thấy, khoảng 60% bệnh nhân nhiễm bệnh nấm đen, đang được điều trị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN