Cảnh báo bệnh dịch nguy hiểm hơn Covid-19 đang ẩn trong rừng Congo

Nhà khoa học từng góp công lớn trong việc phát hiện virus Ebola cảnh báo, nhân loại đang phải đối mặt với một đại dịch trong tương lai còn “chết chóc” hơn cả Covid-19. Dịch bệnh mới rất có thể ẩn nấp trong những khu rừng già ở Congo.

Jean Jacques Muyembe Tamfum – một trong những nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra virus Ebola (ảnh: CNN)

Jean Jacques Muyembe Tamfum – một trong những nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra virus Ebola (ảnh: CNN)

Jean Jacques Muyembe Tamfum là nhà khoa học đã làm việc ở tuyến đầu để giúp thế giới sớm phát hiện virus Ebola. Từ năm 1976, khi còn là một nghiên cứu sinh trẻ tuổi, ông Tamfum đã tham gia lấy máu bệnh nhân nhiễm Ebola để xét nghiệm.

Ông Tamfum và các đồng nghiệp của mình là những người đầu tiên giúp nhân loại phát hiện ra virus Ebola – căn bệnh có tỷ lệ tử vong từ 50 - 90%.

Tuy nhiên, ông Tamfum cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát loại dịch bệnh mới còn nguy hiểm hơn cả Covid-19 và Ebola kết hợp.

“Chúng ta đang sống trong một thế giới không an toàn – nơi các mầm bệnh mới sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào. Đây là mối đe dọa lớn cho nhân loại”, ông Tamfum nói.

Covid-19 được cho là lây từ động vật sang người. Đến ngày 22.12, hơn 1,7 triệu người trên thế giới đã tử vong vì loại virus này.

“Một dịch bệnh mới trong tương lai sẽ còn khủng khiếp hơn Covid-19 kết hợp Ebola. Có thể dùng từ ‘tận thế’ để miêu tả về nó”, ông Tamfum nói.

Đồng quan điểm với ông Tamfum, nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo nguy cơ xuất hiện những bệnh truyền nhiễm mới từ động vật lây sang người khi môi trường bị tàn phá.

Theo ông Tamfum, dịch bệnh mới đang ẩn nấp trong những khu rừng nhiệt đới Congo. Quốc gia châu Phi đang chứng kiến sự tàn phá sinh học khó cứu vãn trong thời gian gần đây. Diện tích rừng rậm ở Congo bị chặt phá với tốc độ đáng báo động.

Ông Tamfum cảnh báo thế giới đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đại dịch mới (ảnh: CNN)

Ông Tamfum cảnh báo thế giới đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đại dịch mới (ảnh: CNN)

Khi môi trường sống bị tàn phá, nhiều động vật có thể biến mất. Tuy nhiên, một số loài như chuột, dơi lại dễ thích nghi hơn và chuyển vào đô thị chung sống cùng con người.

“Con người đang làm thay đổi hệ sinh thái. Các loài gặm nhấm như chuột, loài mang nhiều virus như dơi sẽ chung sống ngày càng gần gũi với con người. Đây là nguyên nhân gây ra một đại dịch mới trong tương lai”, ông Tamfum cảnh báo.

Ở Congo, thịt động vật hoang dã như cá sấu, rùa, tinh tinh và một số động vật lạ khác trong rừng bị giết thịt và bày bán tràn lan trong các khu chợ kém vệ sinh. Đây đều là những loài động vật tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh mới.

Tại Kinshasa – thủ đô của Congo – các bác sĩ mới đây phát hiện một phụ nữ có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

Sau khi kiểm tra, người phụ nữ này được kết luận là không mắc sốt xuất huyết, Covid-19 hay Ebola. Các bác sĩ tạm thời đặt tên căn bệnh mới phát hiện này là “bệnh X”.

“Tất cả chúng tôi đang sợ hãi. Cô ấy không mắc Covid-19, Ebola hay sốt xuất huyết. Chúng ta nên học cách sợ hãi trước những căn bệnh mới”, Dadin Bonkole – bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nữ – nói với CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủng Covid-19 mới gây hỗn loạn, thế giới ”đóng cửa” với Anh

Hàng loạt quốc gia ra lệnh đóng cửa biên giới với Anh sau khi đảo quốc sương mù công bố thông tin về chủng Covid-19 mới,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN