Cận cảnh đoàn xe chở tên lửa “con trai quỷ Satan” tiến về thủ đô của Nga

Tên lửa Yars, được biết đến với biệt danh “con trai của quỷ Satan”, là vũ khí nhiên liệu rắn có chiều dài 17,8m, với khả năng phóng từ bệ phóng di động. Điều đó khiến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này trở thành một vũ khí “đáng gờm”. Sputnik đưa tin, một đoàn xe gồm các hệ thống tên lửa Yars, được hộ tống bởi một phương tiện hộ tống đa năng mới đây được nhìn thấy đang di chuyển qua các đường phố ở thủ đô Moscow (Nga).

Tên lửa Yars, được biết đến với biệt danh “con trai của quỷ Satan”, là vũ khí nhiên liệu rắn có chiều dài 17,8m, với khả năng phóng từ bệ phóng di động. Điều đó khiến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này trở thành một vũ khí “đáng gờm”. Sputnik đưa tin, một đoàn xe gồm các hệ thống tên lửa Yars, được hộ tống bởi một phương tiện hộ tống đa năng mới đây được nhìn thấy đang di chuyển qua các đường phố ở thủ đô Moscow (Nga).

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, đoàn xe chở tên lửa Yars đến Moscow để chuẩn bị cho Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, dự kiến diễn ra vào 9/5 trên Quảng trường Đỏ.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, đoàn xe chở tên lửa Yars đến Moscow để chuẩn bị cho Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, dự kiến diễn ra vào 9/5 trên Quảng trường Đỏ.

Kể từ khi tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1949, Nga đã cam kết thực hiện chính sách “Không sử dụng lần đầu” (No First Use), coi những vũ khí này chỉ là phương tiện để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân.

Kể từ khi tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1949, Nga đã cam kết thực hiện chính sách “Không sử dụng lần đầu” (No First Use), coi những vũ khí này chỉ là phương tiện để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân.

Phù hợp với lập trường nói trên, Yars là một vũ khí phòng thủ mạnh nhưng được quản lý nghiêm ngặt. Được biết, Yars là từ viết tắt của "Yadernaya Raketa Sderzhivaniya”, có nghĩa là “tên lửa răn đe hạt nhân”.

Phù hợp với lập trường nói trên, Yars là một vũ khí phòng thủ mạnh nhưng được quản lý nghiêm ngặt. Được biết, Yars là từ viết tắt của "Yadernaya Raketa Sderzhivaniya”, có nghĩa là “tên lửa răn đe hạt nhân”.

Tên lửa hạt nhân phóng từ hầm chứa rất dễ bị tên lửa hành trình của đối phương tấn công. Tuy nhiên, Yars lại phóng từ nền tảng di động nên hầu như không thể bị phát hiện nhờ lãnh thổ rộng lớn của Nga.

Tên lửa hạt nhân phóng từ hầm chứa rất dễ bị tên lửa hành trình của đối phương tấn công. Tuy nhiên, Yars lại phóng từ nền tảng di động nên hầu như không thể bị phát hiện nhờ lãnh thổ rộng lớn của Nga.

Quá trình phát triển hệ thống tên lửa Yars đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Cuộc thử nghiệm tên lửa Yars đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2007. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này được trang bị một số đầu đạn nhắm tới mục tiêu độc lập, với sức công phá của mỗi đầu đạn là 500 kiloton.

Quá trình phát triển hệ thống tên lửa Yars đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Cuộc thử nghiệm tên lửa Yars đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2007. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này được trang bị một số đầu đạn nhắm tới mục tiêu độc lập, với sức công phá của mỗi đầu đạn là 500 kiloton.

Tên lửa Yars có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách hơn 11.000km, được phát triển đặc biệt để vượt qua hệ thống phòng không của đối phương. Theo Sputnik, mặc dù sở hữu kho vũ khí “đáng gờm” nhưng Nga chưa từng sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời cam kết sẽ chỉ sử dụng loại vũ khí này trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn đe dọa tới chủ quyền quốc gia và số phận của nền văn minh Nga.

Tên lửa Yars có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách hơn 11.000km, được phát triển đặc biệt để vượt qua hệ thống phòng không của đối phương. Theo Sputnik, mặc dù sở hữu kho vũ khí “đáng gờm” nhưng Nga chưa từng sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời cam kết sẽ chỉ sử dụng loại vũ khí này trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn đe dọa tới chủ quyền quốc gia và số phận của nền văn minh Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga có thể đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-69 mới nhất trong cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào Ukraine hôm 7/2, theo The Drive.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đinh Kim (Sputnik) - Ảnh: Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN