Các vũ khí được gửi cho Ukraine đến lúc này và tại sao vẫn chưa đủ với Kiev?

Dù liên tục gửi nhiều gói viện trợ quân sự đến Ukraine, song các loại vũ khí của phương Tây dường như là chưa đủ để giúp Ukraine chiếm ưu thế trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột với Nga.

Sáu tuần kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quân đội Kiev với các vũ khí được kế thừa từ thời Liên Xô như xe tăng T-72 và T-80, khẩu đội tên lửa phòng không S-300 và hỗn hợp máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG đã đẩy lùi được một số đợt oanh tạc của Nga.

Bên cạnh đó, các loại vũ khí từ phương Tây cũng hỗ trợ khá nhiều cho Kiev trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo hãng tin Al Jazeera, những gói hỗ trợ vũ khí từ phương Tây vẫn chưa đủ để giúp Ukraine chiếm được ưu thế.

Ukraine cần gì và đã được gửi những gì?

Trong bối cảnh xung đột không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu về các hệ thống vũ khí hạng nặng của Ukraine là rất cấp thiết. Đứng đầu danh sách là máy bay chiến đấu, thứ mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ từ chối cung cấp.

EU và Mỹ đã tiếp cận các quốc gia ở Đông Âu vẫn đang vận hành các máy bay phản lực MiG và Sukhoi mà Ukraine đang rất cần và đề xuất các nước này gửi đến cho Kiev.

Một quân nhân Ukraine khai hỏa vũ khí chống tăng NLAW trong cuộc tập trận ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 15-2-2022. Ảnh: AP

Một quân nhân Ukraine khai hỏa vũ khí chống tăng NLAW trong cuộc tập trận ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 15-2-2022. Ảnh: AP

Tuy nhiên, các thỏa thuận đã thất bại vì các nước láng giềng của Nga và phương Tây đều không muốn xung đột Ukraine lan rộng và trở thành một cuộc chiến quy mô lớn hơn, có thể kéo cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuộc.

Cho đến nay, các vũ khí được gửi đến Ukraine chủ yếu mang tính chất phòng thủ. Slovakia đã cung cấp các khẩu đội tên lửa S-300 cho Ukraine để ngăn chặn các cuộc không kích của Nga.

Các máy bay chiến đấu của Nga bay ở tầm thấp dễ dàng lọt vào tầm ngắm của các hệ thống phòng không vác vai như Skystreak do Anh gửi tới và Stinger do Mỹ gửi tới.

MANPADS, hay Hệ thống Phòng không Di động, đã có tác động rất lớn đến cuộc xung đột. Thiệt hại về máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Nga là đáng kể, đủ để làm giảm bớt cường độ các cuộc oanh tạc.

Các loại vũ khí vác vai khác như Javelin đã phá hủy các cột thiết giáp của Nga. Lực lượng Ukraine nhanh nhẹn, cơ động hơn đã có thể tiến hành các cuộc tấn công vũ trang hạng nặng nhằm vào các mục tiêu của Nga và tiêu diệt chúng trước khi nhanh chóng tẩu thoát.

Tuy nhiên, các tên lửa Javelin của Mỹ đang cạn kiệt. Một phần ba tên lửa Javelin trong kho dự trữ Javelin của nước này đã được gửi đến Ukraine. Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ cần phải giữ lại một số lượng nhất định tên lửa này để phục vụ mục đích quốc phòng của mình, trong trường hợp xung đột nổ ra với một trong những đối thủ lớn của Mỹ.

Lính Mỹ phóng tên lửa Javelin tại thao trường ở Hawaii năm 2016. Ảnh: PATRICK KIRBY/US ARMY

Lính Mỹ phóng tên lửa Javelin tại thao trường ở Hawaii năm 2016. Ảnh: PATRICK KIRBY/US ARMY

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã trực tiếp kêu gọi các nhà sản xuất vũ khí Mỹ giúp tăng cường sản xuất vũ khí cầm tay để đáp ứng yêu cầu của quân đội Ukraine.

Bên cạnh đó, EU đã cung cấp thêm thêm gói viện trợ quân sự 1,6 tỉ USD cho Ukraine. Chủ tịch của Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen đã đến thăm Kiev, nêu cam kết hỗ trợ của khối và nói rằng và tư cách thành viên EU của Ukraine sẽ được xem xét nhanh chóng.

Đức đã đảo ngược ác cảm lâu nay đối với việc tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách phân bổ một lượng viện trợ đáng kể cho Ukraine trong khi chỉ định thêm 112 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng. Ngân sách quốc phòng của Đức là 50 tỉ USD vào năm 2021. Nước này cũng cam kết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng một vài năm.

Tại sao vẫn là chưa đủ?

Bất chấp các thành công nhất định của Ukraine, quyết định từ chối đặt vùng cấm bay của NATO khiến việc Ukraine tiêu hao vũ khí nhanh chóng là điều không thể tránh khỏi. Ukraine sẽ cần một loạt vũ khí hạng nặng nếu muốn giành ưu thế trong cuộc oanh tạc tiếp theo của Nga.

Hiện Nga đã phân bổ lực lượng để tập trung vào phía đông Ukraine, trong đó Donbass là mục tiêu chính. Bên cạnh đó, nước này cũng đang tăng cường các đợt không kích ở Kharkiv và Mariupol, khiến các nỗ lực của Ukraine có thể thất bại nếu không có đủ vũ khí.

Hãng thông tấn Ukrinform ngày 18-4 dẫn lời chỉ huy lực lượng quân sự khu vực Luhansk - ông Serhii Haidai cho biết Nga đã giành quyền kiểm soát thị trấn Kreminna. Cùng ngày, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - ông Andriy Yermak tuyên bố "giai đoạn thứ hai của cuộc chiến" đã bắt đầu ở phía đông.

Bên cạnh đó, hiện lực lượng không quân Ukraine đã suy giảm sau sáu tuần giao tranh. Đối với những trận chiến có tính chất quyết định sắp tới, Ukraine sẽ cần nhiều loại máy bay chiến đấu và vũ khí hạng nặng hơn để giành được ưu thế.

Nguồn: [Link nguồn]

Anh chuyển cho Ukraine xe phòng không nặng 13 tấn: Vũ khí mạnh nhất phương Tây hỗ trợ

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã “bật đèn xanh” để quân đội Anh cung cấp các xe bọc thép trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn cho Ukraine, theo báo Anh Daily Mail.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Như ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN