Biến thể Omicron khiến Covid-19 thành bệnh đặc hữu?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Những kết luận ban đầu cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh nhẹ hơn, do đó có khả năng nó chính là bước đầu tiên trên con đường biến Covid-19 thành bệnh đặc hữu.

Trên đây là nhận xét của một chuyên gia Úc với đài Channel NewsAsia (CNA - Singapore) ngày 1-12. 

Hiện tại, người ta vẫn chưa có nhiều thông tin về biến thể Omicron, chỉ biết nó có một số lượng lớn đột biến, đặc biệt là trong protein gai và dường như đang lây lan nhanh chóng ở những khu vực cụ thể.

Trong tuyên bố ngày 1-12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các ca mắc Omicron cho tới nay chỉ bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, đồng thời không có bằng chứng chứng tỏ hiệu quả của các loại vắc-xin Covid-19 hiện hành bị suy giảm trước biến thể mới.

Thông báo này tương đồng với những thông tin ban đầu từ châu Phi trước đó. Dù vậy, WHO vẫn đang hết sức thận trọng với dữ liệu hạn chế có sẵn.

Nhật Bản ngày 30-11 báo cáo ca mắc biến thể Omicron đầu tiên. Ảnh: AP

Nhật Bản ngày 30-11 báo cáo ca mắc biến thể Omicron đầu tiên. Ảnh: AP

Vào thời điểm này, chưa rõ Omicron có thể tránh vắc-xin tốt hơn các biến thể SARS-CoV-2 khác như Delta hay không. Các chuyên gia cho biết độc lực của một loại virus có xu hướng giảm đi sau khi lây lan cho một nhóm dân số. Chẳng hạn, bệnh nấm da ở thỏ đã giết chết 99% số lượng thỏ khi lần đầu tiên xuất hiện ở Úc song bây giờ gây ra tỉ lệ tử vong thấp hơn nhiều.

Một số chuyên gia dự đoán Covid-19 cũng sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn khi nó chuyển thành bệnh đặc hữu và biến thể Omicron có thể là bước đầu tiên dẫn đến điều này.

Sinh học tiến hóa chỉ ra rằng các biến thể virus có nhiều khả năng phát triển mạnh nếu chúng tăng nhanh hơn trong quần thể người so với các chủng hiện tại. Ngoài ra, các biến thể virus có thời gian ủ bệnh ngắn hơn sẽ thay thế cho những chủng có thời gian ủ bệnh dài hơn, ví dụ biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn các chủng trước đó.

Sự tiến hóa của bệnh dự kiến khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm dân số có tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin thấp hay cao. Ở những nơi chưa phủ vắc-xin rộng như Nam Phi, nơi chỉ có khoảng 25% dân số được tiêm vắc-xin Covid-19 và là khu vực đầu tiên phát hiện biến thể Omicron, các biến thể virus mới có cơ hội lây lan mạnh hơn.

Tuy nhiên, trong nhóm dân số có tỉ lệ tiêm chủng cao, các biến thể virus có khả năng tránh vắc-xin tốt hơn sẽ có nhiều khả năng "thống trị" hơn các biến thể khác. 

Suy cho cùng, việc biến thể Omicron xuất hiện nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện chiến dịch tiêm chủng hiệu quả trên toàn thế giới để vượt qua đại dịch Covid-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Anh: Rình mò cô gái xinh đẹp ở ga tàu, gã đàn ông có hành động gây sốc

Theo lời kể của cô gái, một gã đàn ông tiến lại gần, bất ngờ kéo áo của cô xuống rồi chụp ảnh khiến cô không kịp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN