Biển Đông: Lý do khai thác chung với Trung Quốc sẽ thất bại

Hầu hết các dự án hợp tác khai thác chung đều thất bại nếu trước đó giữa hai nước tham gia không giải quyết được tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Giàn khoan dầu khí Hakuryu-5 của Tập đoàn Rosneft (Nga) trên biển Đông. Ảnh: REUTERS 

Giàn khoan dầu khí Hakuryu-5 của Tập đoàn Rosneft (Nga) trên biển Đông. Ảnh: REUTERS 

Tờ South China Morning Post dẫn nghiên cứu mới đây của Ths Song Xue thuộc ĐH Phúc Đán phân tích thất bại của 19 dự án hợp tác khai thác trên toàn thế giới từ năm 1958 đến năm 2008 trong bối cảnh Philippines chuẩn bị tiến hành một dự án tương tự với Trung Quốc ở biển Đông. 

Các dự án này bị đánh giá là thất bại dựa trên hai tiêu chí: Không có tiến triển trong vòng năm năm kể từ ngày ký kết hoặc dự án bị huỷ bỏ trước thời hạn.  Trong hầu hết các trường hợp, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nguyên nhân chính dẫn đến hợp tác thất bại dù ban đầu hai bên hợp tác để giải quyết chính các bất đồng trên. Theo thời gian, quan hệ song phương trở nên căng thẳng và điểm bùng phát là sự sụp đổ các dự án khai thác chung. 

Đáng chú ý, nghiên cứu cũng khẳng định các yếu tố như chênh lệch thương mại song phương, không có động lực kinh tế, phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, bất ổn chính trị, có can thiệp từ bên thứ ba hay bất đồng về nội dung hợp tác đều không dẫn đến các thất bại trên. 

Năm 2008, Trung Quốc và Nhật Bản cùng đồng ý hợp tác đầu tư và hưởng lợi nhuận từ các dự án khí đốt ở biển Hoa Ðông. Những khu vực khai thác chung gồm mỏ khí Xuân Hiểu, cách đường giới tuyến do Nhật Bản xác định vài km về phía tây, và các vùng biển chung quanh các mỏ khí như Ðoạn Kiều và Long Tỉnh. Hai bên cũng nhất trí rằng phần phía Đông vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản cũng sẽ được đưa vào khu vực khai thác chung trong tương lai. 

Tuy nhiên, thoả thuận sau đó không được ký kết do bất đồng kéo dài về phân định biên giới biển hai bên. "Cả hai nước đều tìm cách phân định theo tuyên bố chủ quyền của mình mà không hề có ý định để ngồi lại để tìm ra một giải pháp đáp ứng hai bên", Ths Song Xue phân tích.

"Giải quyết dứt điểm các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là điều kiện tiên quyết để thành lập bất kỳ dự án hợp tác khai thác chung nào, không thể làm ngược lại (dùng khai thác chung để giải quyết tranh chấp)", Ths Song Xue tuyên  bố, đồng thời cảnh báo trước hành vi lợi dụng khai thác chung nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trái phép hoặc cố tình biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp. 

Được biết, Philippines và Trung Quốc hồi tháng 8-2019 đã thành lập uỷ ban chỉ đạo về khai thác dầu khí chung trong khu vực nằm hoàn toàn trong EEZ của Philippines. Đây là động thái nhằm hiện thực hoá bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung ký kết tháng 11-2018. Nhiều chuyên gia nhận định việc Manila cho phép Bắc Kinh khai thác trong vùng biển của mình là một thất bại trước nước cờ của Trung Quốc trên biển Đông. 

Hồi tháng 9-2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết phân chia nguồn thu trong kế hoạch khai thác dầu khí chung giữa hai nước theo tỉ lệ 60-40, với phần hơn thuộc về Philippines. Tuy nhiên, điều kiện là Manila phải gạt sang một bên phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài vốn bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. 

Sử dụng thế mạnh quân sự, Bắc Kinh từng bước cưỡng ép các nước khác phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền hoặc cho phép Trung Quốc khai thác chung. Về lâu dài, "khai thác chung" sẽ là công cụ để Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi vùng biển của họ và các nước đang có ý định hợp tác khai thác chung với Trung Quốc nhiều khả năng cũng sẽ chịu kết cục tương tự.

Mặt khác, cái gật đầu của Manila khiến Bắc Kinh càng mạnh bạo hơn trong hành vi quấy rối, cưỡng ép và ngăn cản các bên khác tiến hành hoạt động dầu khí hợp pháp và lâu dài ở những khu vực không tranh chấp. Nếu các khu vực này nằm trong phạm vi của yêu sách đường chín đoạn trái phép của Trung Quốc, các quốc gia này sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận đàm phán để Bắc Kinh khai thác chung.  

Nguồn: [Link nguồn]

Biển Đông: Trung Quốc giúp đỡ hay giăng bẫy Philippines?

(PL)- Mặc dù về danh nghĩa hai nước đang “bắt tay” nhau để triển khai cái gọi là “khai thác chung” nhưng phía sau tiềm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VĨ CƯỜNG ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN