Ảnh: Lực lượng Ukraine vật lộn ở "vũng lầy" Bakhmut

Binh sĩ Ukraine chật vật chiến đấu trong những chiến hào ngập nước ở Bakhmut, trong khi lực lượng Nga dường như đông tới “vô tận”, Daily Mail đưa tin.

Xe bọc thép chở quân của Ukraine ngập sâu trong bùn (ảnh: Daily Mail)

Xe bọc thép chở quân của Ukraine ngập sâu trong bùn (ảnh: Daily Mail)

Áp lực đối với binh sĩ Ukraine đang cố thủ ở thành phố Bakhmut (vùng Donetsk) tăng lên từng ngày. Họ bị đối phương tấn công từ phía Bắc, phía Đông và phía Nam, chỉ còn giữ được khu vực phía Tây Bakhmut. Nhưng đây là một vũng lầy khổng lồ, Daily Mail hôm 8/3 đưa tin.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc Bakhmut thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, trong cuộc họp hôm 6/3, Bộ chỉ huy Ukraine khẳng định, quân đội nước này sẽ không rút khỏi thành phố.

Bộ Quốc phòng Anh hôm 8/3 nhận định, các đơn vị Ukraine “dường như đã ổn định” ở lớp phòng thủ phía Tây Bakhmut. Họ đào thêm các chiến hào và dựng thêm boongke mới. Không rõ quân tiếp viện Kiev điều động đã tới được Bakhmut hay chưa. Hầu hết tuyến đường tiếp viện tới Bakhmut đã bị quân đội Nga phong tỏa.

Lính Ukraine bị thương, được đưa khỏi chiến trường Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Lính Ukraine bị thương, được đưa khỏi chiến trường Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Phương tiện quân sự của Ukraine bị sa lầy ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Phương tiện quân sự của Ukraine bị sa lầy ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Michael Kofman – chuyên gia quân sự Mỹ, người từng đến thăm tiền tuyến Bakhmut – cho rằng, quyết định cố thủ Bakhmut của Kiev có vẻ thiếu khôn ngoan.

“Từ tình trạng thiếu đạn pháo, hệ thống liên lạc trục trặc và sự tiêu hao nhân lực trên địa hình kém thuận lợi, cuộc chiến ở Bakhmut không mang lại lợi ích cho Ukraine”, Reuters hôm 7/3 dẫn lời ông Kofman.

Xuất hiện lần đầu tiên trong Thế chiến I, chiến thuật đánh trong chiến hào vẫn chưa hề “lỗi mốt” và được Kiev cho là phù hợp để cầm chân quân đội Nga, Daily Mail nhận định.

Tháng 9.1914, trong trận sông Marne ở mặt trận phía Tây, quân Đức đã đánh bất phân thắng bại với liên quân Anh – Pháp và phải lui về cố thủ bằng hệ thống chiến hào.

Liên quân Anh – Pháp không thể chiếm thế thượng phong và cũng quyết định đào hào để cố thủ. Tình thế giằng co diễn ra suốt 4 năm và 2 bên tổn thất hàng chục nghìn binh sĩ. Cuộc sống trong chiến hào đã ám ảnh nhiều lính châu Âu trong Thế chiến I, khi họ phải sống cùng những xác chết, chuột, tình trạng ngập nước và bệnh ngoài da.

Trong Thế chiến I, để tiến được vài trăm mét ở chiến trường phủ kín chiến hào, quân Đức và liên quân Anh – Pháp có thể tổn thất vài ngàn lính.

Ở Bakhmut, binh sĩ Ukraine cũng đang khổ chiến trong chiến hào. Tuyết tan vào mùa xuân khiến mặt đất trở nên lầy lội. Đôi khi, những người lính Ukraine phải lội qua vũng lầy ngập đến đầu gối.

Hình ảnh từ Daily Mail cho thấy, một số đơn vị Ukraine đang rút dần khỏi Bakhmut. Nhiều phương tiện quân sự mắc kẹt trong bùn. Xe chở thương binh sa lầy, binh sĩ Ukraine buộc phải bỏ xe và đưa thương binh lên xe khác.

Xe chở thương binh sa lầy, thương binh Ukraine phải chuyển sang xe khác (ảnh: Daily Mail)

Xe chở thương binh sa lầy, thương binh Ukraine phải chuyển sang xe khác (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ Ukraine ở Bakhmut đào chiến hào mới (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ Ukraine ở Bakhmut đào chiến hào mới (ảnh: Daily Mail)

Lính Ukraine ăn sáng trong chiến hào đầy bùn (ảnh: Daily Mail)

Lính Ukraine ăn sáng trong chiến hào đầy bùn (ảnh: Daily Mail)

Chiến hào ngập đầy nước ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Chiến hào ngập đầy nước ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

2 binh sĩ Ukraine trong chiến hào ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

2 binh sĩ Ukraine trong chiến hào ở Bakhmut (ảnh: Daily Mail)

Theo tờ báo Anh, quân đội Ukraine chỉ còn lối thoát ở phía Tây để rút khỏi Bakhmut. Bùn lầy khiến họ di chuyển chậm chạp và có thể trở thành “bia bắn” của pháo binh Nga.

Thành phố Chasiv Yar (cách Bakhmut khoảng 7km) là điểm tương đối an toàn để lính Ukraine rút tới. Nhưng muốn đến Chasiv Yar, họ phải băng qua những cánh đồng lầy lội và trống trải, tiềm ẩn nguy cơ bị pháo kích.

Khi đến Chasiv Yar, quân đội Ukraine có thể cố thủ ở thành phố này hoặc chọn phương án an toàn hơn là rút lui sâu về phía Tây Donetsk.

Nguồn: [Link nguồn]

Belarus nêu cáo buộc bất ngờ về người đứng sau vụ tập kích máy bay “mắt thần” Nga

Ông Alexander Lukashenko – Tổng thống Belarus – tiết lộ Ukraine từng có động thái muốn gìn giữ hòa bình ở biên giới với Belarus, nhưng giới lãnh đạo Kiev mới đây hành động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN