Ấn Độ tung đội quân sơn cước thiện chiến đến vùng tranh chấp với Trung Quốc

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã điều động đội quân sơn cước thiện chiến, chuyên tác chiến vùng núi đến các vùng nhạy cảm ở biên giới.

Binh sĩ Ấn Độ ăn mừng khi chiếm được một đỉnh núi từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

Binh sĩ Ấn Độ ăn mừng khi chiếm được một đỉnh núi từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

Tờ Hindustian Times dẫn nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ, xác nhận đội quân tinh nhuệ được điều ra tiền tuyến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Ấn Độ đọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) – đường biên giới tạm với Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết lực lượng được điều ra tiền tuyến là đội quân sơn cước, được huấn luyện tác chiến vùng núi suốt hàng thập kỷ. Đội quân này được lệnh sẵn sàng chiến đấu một khi xung đột biên giới bùng phát.

Không giống như lính Trung Quốc ở chiến khu miền Tây, cần có xe bọc thép và công binh mở đường đến vùng tranh chấp, đội quân sơn cước thuần thục chiến tranh du kích, có sức khỏe để chiến đấu ở vùng cao, đặc biệt giỏi leo trèo, ẩn nấp.

Đội quân này đã chứng minh năng lực chiến đấu khi giúp quân đội Ấn Độ giành quyền kiểm soát vùng Kargil từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

“Đội quân sơn cước là lực lượng thiện chiến nhất của Ấn Độ, chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn tổn thất về sinh mạng”, nguồn tin cho biết. “Những người được chọn đều đến từ vùng núi cao hiểm trở, từ những vùng tranh chấp như Ladakh, Arunachal hay Sikkim. Họ am hiểu địa hình vùng biên giới và năng lực cận chiến của họ là không có đối thủ”.

Họ có khả năng cung cấp tọa độ chính xác cho pháo binh và lực lượng tên lửa khai hỏa vì ở vùng cao, chỉ một chút sai sót cũng sẽ khiến vũ khí tầm xa bắn trượt mục tiêu, một cựu tư lệnh Ấn Độ nói.

Đội quân sơn cước của Ấn Độ được đào tạo chuyên tác chiến ở vùng núi giáp biên giới Trung Quốc.

Đội quân sơn cước của Ấn Độ được đào tạo chuyên tác chiến ở vùng núi giáp biên giới Trung Quốc.

Địa hình vùng núi giáp biên giới Trung Quốc giúp Ấn Độ có ưu thế nhất định. Vì những khu vực này vốn đã khó chiếm, một khi chiếm được lại càng khó giữ, nguồn tin trên báo Ấn Độ cho biết.

Báo Ấn Độ không nêu rõ danh tính đội quân sơn cước được điều đến vùng tranh chấp với Trung Quốc, nhưng rất có thể đó là Lực lượng biên phòng đặc biệt (SFF). Lực lượng đặc nhiệm này được thành lập ngay sau cuộc chiến biên giới Trung-Ấn năm 1962, với mục tiêu cụ thể là đối phó Trung Quốc.

SFF hiện có quân số khoảng 10.000 người, chuyên thực hiện sứ mệnh bí mật, thọc sâu vào lòng địch và đã giành được nhiều chiến công. Năm 1975, theo quy định mới, SFF bị cấm hoạt động trong phạm vi 10km tính từ biên giới Trung-Ấn, trừ khi có chỉ thị đặc biệt.

Có lẽ Ấn Độ cảm thấy đây là lúc để đưa đội quân tinh nhuệ ra tiền tuyến đối phó các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo TQ: Nếu Ấn Độ khai chiến, kết quả còn ”ê chề” hơn thất bại năm 1962

Sau cuộc đụng độ chết người ở thung lũng Galwan, dư luận Ấn Độ hết sức bất bình và quân đội Ấn Độ cũng đã đưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hindustian Times ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN