Ấn Độ bắt tay chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới sau xung đột với Pakistan

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ vừa phê duyệt dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của nước này, trong bối cảnh một cuộc chạy đua vũ trang mới đang diễn ra sau vụ xung đột với nước láng giềng Pakistan.

Cơ quan Phát triển hàng không Ấn Độ là đơn vị phụ trách chương trình, sẽ sớm mời các hãng quốc phòng quan tâm tham gia phát triển nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Nguyên mẫu máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) tại triển lãm hàng không Aero India 2025. (Ảnh: Reuters)

Nguyên mẫu máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) tại triển lãm hàng không Aero India 2025. (Ảnh: Reuters)

Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Không quân Ấn Độ, khi các phi đội chủ yếu gồm máy bay của Nga và Liên Xô cũ chỉ còn 31 chiếc.

Trong khi đó, Pakistan sở hữu một trong những dòng máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc, J-10. Đầu tháng này, quân đội Ấn Độ và Pakistan đối đầu trong 4 ngày giao tranh, cả hai bên đều huy động máy bay chiến đấu, tên lửa, máy bay không người lái và pháo binh.

Đây là lần đầu tiên cả hai bên sử dụng máy bay không người lái quy mô lớn. Theo các nhà phân tích và quan chức ở hai quốc gia, New Delhi và Islamabad đang bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang về máy bay không người lái.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong tuyên bố đưa ra hôm 27/5 rằng Ấn Độ sẽ hợp tác với một công ty trong nước để triển khai chương trình máy bay chiến đấu tàng hình. Các công ty có thể đấu thầu độc lập hoặc liên doanh.

Tháng 3 vừa qua, một ủy ban quốc phòng Ấn Độ đã khuyến nghị cho phép các hãng tư nhân tham gia sản xuất máy bay quân sự để củng cố năng lực không quân của nước này và giảm gánh nặng cho Hindustan Aeronautics Ltd – hãng sản xuất hầu hết máy bay quân sự của Ấn Độ.

Hindustan Aeronautics từng bị chê trách vì chậm giao máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas thế hệ 4.5. Hãng này cho biết nguyên nhân là do nhà cung cấp General Electric của Mỹ chậm giao động cơ.

Aurangzeb, hoàng đế vĩ đại cuối cùng của đế chế Mughal được xem là người hùng ở Pakistan nhưng lại là “bóng ma lịch sử” ở Ấn Độ. Vì sao hai nước lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Linh ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN