4 nhóm người nào dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo Times of India, Covid-19 kéo dài là một hội chứng ghi nhận ở trung bình một trong 5 người khỏi Covid-19. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hội chứng Covid-19 kéo dài là một hiện tượng đáng ngại, trong đó, người được xác định khỏi bệnh vẫn có các triệu chứng tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. 

Khi các biến chủng của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là Delta, hoành hành khắp thế giới, dẫn đến số ca nhiễm tăng đột biến, các chuyên gia lo ngại rằng, số ca nhiễm Covid-19 cao hơn cũng có thể khiến nhiều người gặp phải hội chứng Covid-19 kéo dài. 

Theo Times of India, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các dấu hiệu quan trọng khiến nhiều người dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. 

Các nhà nghiên cứu thuộc Sở Y tế  và dịch vụ nhân sinh Long Beach (Mỹ) đã nghiên cứu tình trạng sức khỏe và các triệu chứng của hơn 366 người nhiễm Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12/2020 - thời điểm Covid-19 đạt đỉnh lần đầu tiên và các biến chủng mới cũng được phát hiện. 

Các nhà nghiên cứu đã hỏi và phân tích cùng một nhóm bệnh nhân về các triệu chứng mà họ gặp phải, 2 tháng sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. 

Kết quả cho thấy, 1/3 số bệnh nhân nói rằng có 1-2 triệu chứng kéo dài trong 2 tháng sau khi được xác nhận khỏi bệnh (xét nghiệm âm tính nhiều lần với SARS-CoV-2. Các triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, mất khứu giác, đau nhức cơ và mệt mỏi. Đặc biệt, những triệu chứng này được ghi nhận ở từng nhóm khác nhau. 

Phụ nữ

4 nhóm người nào dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài? - 2

Dù trước đây, phụ nữ được cho là có tỷ lệ bệnh nặng và tử vong vì Covid-19 thấp hơn, nhưng các nghiên cứu, gồm cả nghiên cứu này, cho thấy, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. 

Theo các chuyên gia, các yếu tố như căng thẳng, hay lo lắng về các triệu chứng và thời gian phục hồi lâu hơn có thể khiến phụ nữ dễ có các triệu chứng hậu Covid-19. Các triệu chứng của hội chứng Covid-19 kéo dài gồm mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt và đau người. 

Người trên 40 tuổi 

Đây là nhóm cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Qua một độ tuổi nhất định, hoạt động của hệ thống miễn dịch sẽ chậm lại, tạo điều kiện cho virus dễ dàng xâm nhập. Tốc độ phân chia, tái tạo tế bào chậm cùng các điều kiện liên quan tới tuổi tác, có thể khiến cơ thể khó đối phó với lây nhiễm tự nhiên, và không thể tăng thời gian hồi phục. Đây cũng là lý do vì sao mức độ nghiêm trọng của các ca Covid-19 lại cao hơn ở người già. 

Người da màu

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cũng cho thấy hội chứng Covid-19 kéo dài phổ biến hơn ở người da màu. Đây cũng có lẽ là lý do vì sao cấu tạo gene của con người có thể cho biết kết quả về bệnh tật. 

Một số nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh rằng, người da màu có tỷ lệ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường cao hơn. 

Người suy giảm miễn dịch

4 nhóm người nào dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài? - 3

Suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng như nguy cơ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Nghiên cứu khoa học cho thấy, suy giảm miễn dịch là khi cơ thể không có phản ứng miễn dịch đáng kể hoặc hiệu quả trước các yếu tố bên ngoài, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính và khó loại bỏ các triệu chứng lây nhiễm. 

Tiêm chủng có giúp ngăn được nguy cơ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài?

Dù có nhiều nghiên cứu và thảo luận đang diễn ra về vấn đề này, nhưng lợi ích của việc tiêm chủng đã được chứng minh là giảm đáng kể nguy cơ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài cho những ca nhiễm đột phá (đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm). 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nhận thấy, người nhiễm Covid-19 đột phá nhận được lợi ích từ các mũi tiêm ở một mức độ nhất định. Việc tiêm chủng có thể giúp tạo ra các kháng thể cần thiết, xử lý lượng virus còn sót lại, và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu mới: Ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 tới bệnh nhân

Theo WHO, hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 được ghi nhận, bao gồm đau ngực, ngứa râm ran, phát ban hay rối loạn chức năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN