3 tuần quyết định trong điều trị người nhiễm virus Corona và trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng

Trong bối cảnh dịch bệnh virus Corona bùng phát, các bác sĩ Trung Quốc ở tuyến đầu, hàng ngày tiếp xúc với người bệnh là người hiểu rõ các rủi ro. Một trong số họ, bác sĩ Lý Văn Lượng sáng sớm ngày 7.2 đã tử vong sau 3 tuần chăm sóc đặc biệt.

Bác sĩ Bành (giữa) và các cộng sự mặc đồ bảo hộ đặc biệt.

Bác sĩ Bành (giữa) và các cộng sự mặc đồ bảo hộ đặc biệt.

Bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), trưởng khoa hồi sức tích cực bệnh viện Trung Nam của ĐH Vũ Hán, mới đây đã có cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Caixin, chia sẻ kinh nghiệm của mình về các trường hợp nhiễm virus Corona.

Bác sĩ Bành bắt đầu tham gia điều trị các ca nhiễm virus Corona từ đầu tháng 1, hiểu rõ sự nguy hiểm của virus, cũng như sự cần thiết của việc cách ly các khu vực nhiễm dịch bệnh.

Theo quan sát của bác sĩ Bành, 3 tuần là khoảng thời gian quyết định sự sống và cái chết của một số người nhiễm virus Corona. Một số bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục ban đầu nhưng sang tuần thứ 2 thì tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Đến tuần thứ ba, duy trì sự sống cho các bệnh nhân này là rất khó khăn. Tỉ lệ tử vong của các nhóm bệnh nhân không có dấu hiệu khả quan sau 3 tuần là rất lớn, bác sĩ Bành nói.

Trong suốt thời gian đối phó với dịch bệnh, bác sĩ Bành đã phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. Tối về nhà, bác sĩ Bành lại tiếp tục nghiên cứu về virus và ghi chép lại những quan sát của ông ở khoa hồi sức tích cực (ICU).

Bác sĩ Bành chia sẻ rằng bệnh viện nơi ông làm việc luôn ở trong tình trạng quá tải, các nhân viên y tế làm việc đến kiệt sức. Một khi đã mặc trang phục bảo hộ thì các bác sĩ sẽ trải qua hàng giờ không ăn uống, không nghỉ ngơi vì không có đồ bảo hộ thay giữa giờ.

HIện chưa có thuốc đặc trị virus Corona và chưa có phác đồ điều trị cụ thể.

HIện chưa có thuốc đặc trị virus Corona và chưa có phác đồ điều trị cụ thể.

Bác sĩ Bành thống kê 138 trường hợp nhiễm virus Corona mà ông và đội ngũ y bác sĩ điều trị. Các triệu chứng phổ biến được ghi nhận trong giai đoạn đầu bao gồm sốt (chiếm tỉ lệ 98,6%), suy nhược (69,6%), ho (59,4%), đau nhức (34,8%), khó thở (31,2%). Ngoài ra, người bệnh còn nói rằng họ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn.

Tuần thứ hai là giai đoạn bác sĩ Bành và các cộng sự xác định xem người bệnh có trở nặng hay không. Hiện chưa có thuốc đặc trị kháng virus Corona nên các bác sĩ chỉ có thể cho dùng thuốc dựa trên kinh nghiệm, chỉ dẫn và điều quan trọng là sức đề kháng của chính người bệnh.

Ở tuần thứ ba, bác sĩ Bành nhận thấy các bệnh nhân điều trị nếu có thể gia tăng số lượng lymphocyte, một dạng của bạch cầu thì từ đó sức khỏe được cải thiện. Nếu số lượng lymphocyte tiếp tục giảm thì có nghia là hệ miễn dịch bị phá hủy và người bệnh tử vong vì suy tạng.

Trong trường hợp của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), bác sĩ Lý cũng trải qua khoảng 3 tuần biến đổi về sức khỏe cho đến khi tử vong rạng sáng ngày 7.2. Bác sĩ Lý là người đầu tiên cảnh báo về virus Corona, ngay từ ngày 30.12, khi chính quyền Vũ Hán còn chưa nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh dịch.

Trên mạng xã hội Weibo, bác sĩ Lý mô tả hôm 10.1 ông bắt đầu ho, ngày hôm sau ông bị sốt và hai ngày sau phải nằm viện. Theo Business Insider, bác sĩ Lý đã được điều trị đặc biệt trong 3 tuần nhưng không có kết quả và các kết quả xét nghiệm đều âm tính.

Phải đến ngày 30.1, người ta mới chính thức xác định được rằng bác sĩ Lý nhiễm virus Corona, dù chính bác sĩ Lý cũng cảm nhận được từ trước.

“Xét nghiệm virus Corona cho kết quả dương tính. Mọi thứ đã rõ ràng. Đó là sự thật”, bác sĩ Lý viết trên mạng xã hội Weibo.

Tình trạng sức khỏe của bác sĩ Lý Văn Lượng xấu đi nhanh chóng.

Tình trạng sức khỏe của bác sĩ Lý Văn Lượng xấu đi nhanh chóng.

Kể từ đó, sức khỏe của bác sĩ Lý dường như đã xấu đi nhanh chóng. Ông không còn cập nhật tình hình sức khỏe của mình trên mạng xã hội.

Hôm 6.2, tờ Thời báo Hoàn cầu tiết lộ bác sĩ Lý đang được cấp cứu bằng phương pháp ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Phương pháp này sử dụng máy chuyên dụng, giúp đưa máu ra ngoài cơ thể, sau đó loại bỏ khí CO2 và thêm oxy vào hồng cầu.

Đây là cách điều trị hỗ trợ tạm thời cho những bệnh nhân suy hô hấp nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là trong những ngày cuối cùng, bác sĩ Lý đã không còn có thể tự thở được.

Tờ China News Weekly đưa tin rằng bác sĩ Lý ngừng tim vào lúc 9 giờ 30 phút tối (giờ địa phương) và sau đó đã được cứu sống. Đến 0 giờ 32 phút ngày 7.2, bệnh viện thông báo bác sĩ Lý đang ở trong tình trạng hết sức nguy kịch và vài giờ sau tử vong.

Cái chết của bác sĩ Lý đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng Trung Quốc.

“Trong cuộc chiến chống virus Corona, bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị nhiễm bệnh. Mọi nỗ lực cứu sống đều không hiệu quả. Bác sĩ Lý qua đời lúc 2 giờ 58 phút ngày 7.2. Chúng tôi rất buồn khi phải thông báo cái chết của bác sĩ Lý”, thông điệp trên mạng xã hội Weibo của bệnh viện ở Vũ Hán, viết.

Bác sĩ Lý qua đời khi người vợ còn đang mang thai đứa con thứ hai, theo Business Insider.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc điều tra sau cái chết của bác sĩ đầu tiên cảnh báo về virus Corona

Theo Thời báo Hoàn cầu, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết sẽ cử các nhân viên điều tra tới...

3 tuần quyết định trong điều trị người nhiễm virus Corona và trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng - 43 tuần quyết định trong điều trị người nhiễm virus Corona và trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng - 43 tuần quyết định trong điều trị người nhiễm virus Corona và trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng - 4

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Straits Times, BI ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN