24 ngôi sao có thể tạo mưa thiên thạch hủy diệt Trái đất

Các nhà nghiên cứu ước tính, khoảng 19-24 ngôi sao đang trên đường hướng thẳng đến Hệ Mặt trời, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra mưa thiên thạch, hủy diệt sự sống trên Trái đất.

24 ngôi sao có thể tạo mưa thiên thạch hủy diệt Trái đất - 1

Khoảnh khắc thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất. Ảnh minh họa.

Theo Guardian, khả năng mưa thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là kịch bản ngày tận thế mà nhân loại thường nhắc đến. Các sự kiện như vậy từng xảy ra trong quá khứ, nhưng khả năng thiên thạch có thể xóa sổ sự sống quay trở lại vẫn là một ẩn số.

Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, các nhà thiên văn học dự đoán, có khoảng 19-24 ngôi sao sẽ lao tới Hệ Mặt trời trong vòng 1 triệu năm tới.

Trước khi tiếp cận Hệ Mặt trời, các ngôi sao này sẽ phải vượt qua đám mây bụi khí Oort, bao gồm sao chổi và nhiều thiên thạch bao quanh.

Hằng sa số thiên thạch bị kéo vào trong Hệ Mặt trời tiềm ẩn nguy cơ va chạm với Trái đất, hủy diệt sự sống.

“Có những thứ lao đến từ rất xa khiến bạn phải thực sự lo lắng”, Coryn Bailer-Jones, tác giả nghiên cứu tại Viện thiên văn học max Planck ở Heidelberg, Đức nói.

Không phải tất cả các ngôi sao trên có thể tạo ra thiên thạch đe dọa Trái đất, nhưng theo nhà thiên văn học Bailer-Jones, nguy cơ này là rõ ràng, lớn đến đâu còn phải tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, có khoảng 490-600 ngôi sao khác bay gần đến Hệ Mặt trời. Hiện chưa rõ khả năng chúng tác động vào đám mây bụi Oort nhưng điều này cũng rất đáng để lưu ý.

24 ngôi sao có thể tạo mưa thiên thạch hủy diệt Trái đất - 2

Đám mây Oort nằm xa bên ngoài vùng không gian liên sao.

Đám mây Oort chưa từng được các nhà thiên văn học quan sát trực tiếp bởi khu vực này nằm cách xa cả vùng không gian liên sao. Tàu vũ trụ Voyager đã di chuyển suốt hơn 40 năm qua nhưng vẫn chưa đến được nơi có đám mây Oort.

Dựa vào quan sát sao chổi trên bầu trời đêm, các nhà khoa học tin rằng, chúng có nguồn gốc từ đám mây Oort, bị các ngôi sao đi ngang qua đâm vào.

Mô hình máy tính cho thấy đám mây Oort tồn tại ở khoảng cách từ 2.000 – 200.000 đơn vị thiên văn (AU, 1 AU tương đương khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời).

Nghiên cứu mới được công bố dựa trên dữ liệu do ống kính thiên văn Gaia ghi lại. Hồi đầu năm nay, các nhà khoa học làm việc tại Gaia hé lộ về một ngôi sao lùn tên Gleise 710. Ngôi sao này áp sát Hệ Mặt trời ở khoảng cách 16.000 AU, trong khoảng 1,3 triệu năm tới.

Ngôi sao là hiện là mối đe dọa thường trực đối với Trái đất. Bởi nếu đâm vào đám mây Oort, Gleise 710 sẽ tạo ra cơn mưa sao chổi. Bất kỳ vật thể nào trong số đó đều có khả năng đâm vào Trái đất.

Trong tương lai, các nhà thiên văn học muốn tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, rằng ngôi sao nào phải chịu trách nhiệm cho cảnh thiên thạch đâm xuống Trái đất, xóa sổ loài khủng long cách đây 66 triệu năm.

Kế hoạch 3,4 tỷ USD gỡ “bom hẹn giờ” khủng nhất Trái đất

Kế hoạch làm nguội lạnh siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới là dự án đầy tham vọng của NASA, nhưng cũng tiềm ẩn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN