12 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima: Điều không ngờ về động vật nhiễm xạ

Khu vực bị nhiễm xạ nặng nhất ở Fukushima chứng kiến những thay đổi mà giới khoa học không lường trước được.

Động vật hoang dã sống gần nhà máy điện Fukushima (ảnh: Daily Mail)

Động vật hoang dã sống gần nhà máy điện Fukushima (ảnh: Daily Mail)

Cách đây 12 năm (ngày 11/3/2011), trận động đất mạnh 9 độ richter đã gây ra sóng thần tàn phá bờ biển phía Đông Nhật Bản, đặc biệt là ở tỉnh Fukushima. Cơn sóng khổng lồ tràn vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến các lò phản ứng hư hỏng và chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài.

Khu vực bị nhiễm xạ nặng nhất là cao nguyên Abukuma và một phần bờ biển Thái Bình Dương (nơi đặt nhà máy điện Fukushima). Khoảng 12% diện tích tỉnh Fukushima bị tuyên bố là không an toàn. Sau 12 năm khử xạ, diện tích này còn khoảng 2,3%.

Trên cao nguyên Abukuma, chỉ còn động vật sinh sống. Giới chức Nhật Bản từng tìm cách tiêu diệt động vật sống gần nhà máy Fukushima vì lo ngại chúng có thể phát tán chất phóng xạ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, cần để động vật ở cao nguyên Abukuma sống. Chúng có thể giúp con người tìm hiểu cách hệ thống đề kháng phản ứng ra sao với chất phóng xạ.

Motoko Morimoto – giáo sư tại Đại học Miyagi (Nhật Bản) – cho biết, bà ngạc nhiên khi phát hiện các loài động vật ở cao nguyên Abukuma vẫn sống tốt, mặc dù thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

Một số con lợn rừng mà bà Morimoto nghiên cứu không chỉ khỏe mà còn phát triển mạnh hơn ở khu vực nhiễm xạ, không có bóng dáng con người.

Manabu Fukumoto – tiến sĩ tại Đại học Tohoku – cho biết, ông đã nghiên cứu phổi, gan, tuyến giáp, mô cơ của loài khỉ sống ở cao nguyên Abukuma. Ông không phát hiện bệnh lý nghiêm trọng nào ở chúng.

Koji Yamazaki – tiến sĩ tại Đại học Nông nghiệp Tokyo – lại phát hiện kiểu di cư kỳ lạ của động vật ở cao nguyên Abukuma. Các loài như lợn rừng, khỉ, linh dương có xu hướng rời khỏi cao nguyên, tới sống ở vùng đất ven biển bị nhiễm xạ nặng.

Một đàn lợn rừng ở khu vực bị nhiễm xạ thuộc Fukushima (ảnh: UGA)

Một đàn lợn rừng ở khu vực bị nhiễm xạ thuộc Fukushima (ảnh: UGA)

“Trước khi bắt đầu nghiên cứu, tôi tưởng rằng các loài động vật ở cao nguyên sẽ không di cư tới bờ biển. Hoặc chúng có thể làm vậy nhưng với mật độ thấp”, ông Yamazaki nói.

“Trên thực tế, các loài động vật đã kéo đến khu vực ven biển với tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này cho thấy khả năng thích ứng của chúng rất tuyệt vời”, ông Yamazaki nói.

Ông Yamazaki cũng ghi nhận một số hành vi kỳ lạ của động vật. Chẳng hạn như một số động vật từ vùng khác tới cao nguyên Abukuma sinh sống. Chúng dường như không e ngại vùng đất bị nhiễm xạ.

Các nhà khoa học cũng bắt gặp một con gấu đen có nguy cơ tuyệt chủng đi từ Niigata (tỉnh giáp Fukushima) tới cao nguyên Abukuma.

Tiến sĩ Yamazaki cho rằng, sau khi lệnh sơ tán được dỡ bỏ hoàn toàn, người dân Fukushima có thể bắt gặp nhiều “hàng xóm mới”.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện bất ngờ tại vùng thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới ở Ukraine

Các nhà khoa học đã phát hiện điều bất ngờ khi nghiên cứu khoảng 300 con chó đột biến ở vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl, Ukraine ngày nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp - Straits Times ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN