Thêm kênh thanh toán tiện ích cho người vay tiêu dùng

Trong thời đại công nghệ số và cạnh tranh gay gắt về thị phần thì để giữ chân, thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời cũng tăng thu từ dịch vụ, các công ty tài chính không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng phương thức tiếp cận khách hàng và gia tăng tiện ích cho khách hàng.

 “Số hóa” các kênh bán để thu hút khách hàng

Theo số liệu cuối năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng cả nước, trong khi gần 1/2 dân số Việt Nam có nhu cầu vay vốn tiêu dùng nhưng chỉ có 18% trong số này, tương đương 9% dân số tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức từ các tổ chức tài chính. 

Thị trường cho vay tiêu dùng với dư địa tăng trưởng còn rất lớn song bộ phận người dân được tiếp cận các dịch vụ tài chính còn rất thấp, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng trong đó có nhóm ngân hàng thương mại và công ty tài chính.

Trong khi ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nhưng thủ tục phức tạp, điều kiện khắt khe hoặc đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo và thời gian phê duyệt khoản vay thường lâu hơn công ty tài chính thì công ty tài chính với các hình thức vay có nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian xét duyệt nhanh, thủ tục đơn giản, không yêu cầu thế chấp tài sản đang là miếng bánh thơm thu hút khách hàng.

Thêm kênh thanh toán tiện ích cho người vay tiêu dùng - 1

Mcredit đưa vào hoạt động kênh Telesales (tiếp thị bán hàng qua điện thoại) trong quý 1/ 2018

Không chỉ thế, các công ty tài chính thể hiện sự nhạy bén trong tư duy kinh doanh để đón đầu nhu cầu khách hàng và gia tăng lượng khách hàng tốt qua việc đa dạng hóa mô hình dịch vụ đa kênh (bán hàng được trên nhiều kênh) như kênh truyền thống, kênh online (bán hàng trực tuyến) và các kênh khác.

Đối với kênh tiếp cận truyền thống qua điểm tư vấn dịch vụ hay văn phòng giao dịch…, lợi thế của các công ty tài chính so với ngân hàng là mạng lưới điểm tư vấn bán hàng đặt tại các siêu thị điện máy, đối tác liên kết được bố trí tinh gọn với mạng lưới rộng khắp, có nhân viên hỗ trợ không kể ngày nghỉ, ngày lễ… rất thuận tiện cho việc giao dịch và ký hồ sơ của khách hàng.

Như trường hợp Công ty tài chính MB Shinsei (Mcredit), tuy mới đi vào hoạt động gần 2 năm (từ tháng 12/2016) nhưng đến nay, điểm tư vấn bán hàng của Mcredit đạt hơn 700 điểm phủ 45 tỉnh/thành cả nước và Mcredit có kế hoạch mở rộng mạng lưới lên đến 752 điểm giới thiệu dịch vụ trên 51 tỉnh/ thành vào cuối năm 2018. Bên cạnh đó, Mcredit cũng mở rộng kênh bán đa dạng gồm kênh online và các kênh liên kết đối tác để gia tăng lượng khách hàng tốt.

Với kênh online, Mcredit ưu tiên đẩy mạnh fanpage và website để tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. Không chỉ giúp khách hàng trải nghiệm các tiện ích mới, thân thiện người dùng, tính năng “Livechat” 24/24 và Đăng ký vay trực tuyến của Fanpage Mcredit còn được đánh giá hoạt động hiệu quả khi ngày càng nhiều khách hàng đăng ký vay qua kênh bán này và được nhân viên chăm sóc khách hàng của Mcredit tư vấn trực tuyến, giải đáp thắc mắc nhanh nhất, từ đó rút ngắn hành trình vay tiêu dùng của khách hàng. Việc "số hóa" kênh bán với sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đang giúp Mcredit mở rộng tệp khách hàng và được được các khách hàng trẻ tin dùng và chia sẻ mạnh mẽ bởi sự thuận tiện, an toàn, nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, trong quý 1/2018, Mcredit đưa vào hoạt động kênh Telesales (tiếp thị bán hàng qua điện thoại) và đã có được sự phản hồi khá tốt từ thị trường khi có những khách hàng đầu tiên đăng ký vay. Các kênh bán mới này được kỳ vọng đóng góp nguồn thu quan trọng vào doanh thu của Mcredit trong năm 2018.

Đa dạng hóa kênh thanh toán

Để gia tăng tiện ích cho khách hàng, ngoài những kênh thanh toán truyền thống như ngân hàng và bưu cục, các công ty tài chính còn liên kết với nhiều đối tác cung cấp giải pháp thanh toán dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng.

Thêm kênh thanh toán tiện ích cho người vay tiêu dùng - 2

Mcredit không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng phương thức tiếp cận khách hàng và gia tăng tiện ích cho khách hàng

Ví dụ, Mcredit đang cho phép khách hàng thực hiện thanh toán tại hơn 13.000 điểm thu chi hộ tại các chi nhánh/phòng giao dịch của MB, hệ thống bưu cục VN Post, các cửa hàng Viettel và điểm thanh toán của Payoo trên cả nước. Đặc biệt, kênh thanh toán qua Payoo và Viettel còn cho phép người vay thực hiện thanh toán ngoài giờ hành chính và cả ngày nghỉ nhưng không tốn phí. Các kênh này rất phù hợp với những người đi làm trong giờ hành chính. Hơn nữa, đối với hình thức thanh toán qua ứng dụng Payoo trên điện thoại, người vay tiền có thể thực hiện tại nhà vào bất cứ lúc nào chỉ với vài thao tác trên điện thoại di động của mình.

Đại diện Mcredit cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng tạo sự thuận tiện nhất và giảm thiểu chi phí, thủ tục không cần thiết cho người vay, đặc biệt trong việc thanh toán. Khách hàng trả tiền đúng hạn không chỉ có lợi cho mình mà còn đem lại lợi ích cho các công ty tài chính”.

Tính đến hết 30/4/2018, tổng dư nợ của Mcredit đạt 2.434 tỷ đồng, tiếp cận được số lượng lớn khách hàng (gần 400.000 khách hàng). Dự kiến, đến năm 2021, Mcredit sẽ có hàng triệu khách hàng. Phân khúc khách hàng mục tiêu của Mcredit hướng đến nhóm khách hàng chưa được các ngân hàng chú ý và nhóm khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình với mức thu nhập hàng tháng từ 3 đến dưới 10 triệu đồng/tháng và giá trị khoản vay dưới 100 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN