Vượt qua Vingroup, Vietinbank trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 5 trên sàn HOSE

Cổ phiếu CTG có nhịp tăng từ ngày 3/1 đến nay.

Áp lực bán ngay từ đầu phiên khiến Vn-Index giảm và có thời điểm thủng mốc 1.150 điểm trước khi bật nhẹ trở lại ngưỡng này sau hơn 1 giờ giao dịch.

Sau khi lùi về dưới 1.150 điểm, lực mua túc tắc nhập cuộc kéo một số mã lớn nhích lên và bảng điện tử cân bằng hơn khi khá nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đảo chiều tăng nhẹ đã giúp VN-Index bật hồi và lên trên tham chiếu.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá tích cực khi SSI tăng 1,52%, VND tăng 1,4%, VCI tăng 1,71%, HCM tăng 1,86%, VIX tăng 2,1%. Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng mạnh trên 2%, như: VHM tăng 2,52%, NVL tăng 2,15%, PDR tăng 2,41%,...

Tâm điểm của thị trường trong thời gian gần đây là cổ phiếu ngân hàng đã mất đi vị thế trong phiên hôm nay khi đa số mã biến động trong biên độ hẹp dưới 1%, nhất là cổ phiếu vốn hoá lớn. Các mã biến động trên 1% có thể kể đến: VIB tăng 1,42%, TPB tăng 1,64%, EIB tăng 1,3%,...

Kết quả hôm nay 16/1, Vn-Index tăng 9 điểm, tương đương 0,78%, lên 1.163,12 điểm. HNX Index tăng 1,95 điểm, tương đương 0,86% lên 229,5 điểm. Chỉ số Upcom tăng 0,41 điểm (0,48%), đạt 87,02 điểm.

Sắc đỏ nhường chỗ cho màu xanh

Sắc đỏ nhường chỗ cho màu xanh

Thanh khoản vẫn khá yếu, chỉ tương đương với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 318 mã tăng giá, 102 mã đứng giá tham chiếu và 163 mã giảm giá.

VHM là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 1,14 điểm. Ở chiều ngược lại, SSB lấy đi của Vn-Index 0,21 điểm.

Khối ngoại tiếp tục gây ấn tượng khi duy trì trạng thái mua ròng sàn HoSE lên con số 4. Cụ thể, phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 148 tỷ đồng. Đáng chú ý, dòng tiền ngoại tiếp tục đổ vào nhóm ngân hàng như STB, VPB, VCB, BID.

CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phiên này giao dịch quanh vùng giá tham chiếu 31.400 đồng/cổ phiếu. Phiên hôm qua, cổ phiếu này giảm nhẹ 100 đồng.

Cổ phiếu CTG có nhịp tăng từ ngày 3/1 đến nay, đạt 31.400 đồng/cp (kết phiên 16/1), mức đỉnh gần một năm và tăng 15,4% sau nửa tháng. Với mức giá này, vốn hóa VietinBank đạt 169.155 tỷ đồng. Quy mô vốn hóa này của VietinBank vượt qua Tập đoàn Vingroup.

Vốn hóa của VietinBank vượt Vingroup

Vốn hóa của VietinBank vượt Vingroup

Trong khi CTG có nhịp tăng lên vùng giá cao nhất một năm trở lại, cổ phiếu VIC lình xình đi ngang trong hơn ba tháng qua. Đóng cửa phiên 16/1, giá cổ phiếu VIC ở 43.150 đồng/cp, vốn hóa Vingroup đạt 157.934 tỷ đồng.

Như vậy, sau Tổng Công ty Khí Việt Nam PV GAS, vốn hóa của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã vượt Tập đoàn Vingroup để trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 5 trên sàn HOSE.

Đầu tháng 1, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  đã có thông báo về việc giao dịch chứng khoán thay đổi đăng ký niêm yết của VietinBank. Cụ thể, hơn 564 triệu cổ phiếu CTG được phát hành để trả cổ tức, nâng số lượng chứng khoán niêm yết của ngân hàng này lên gần 5,37 tỷ đơn vị. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực là ngày 4/1 và ngày giao dịch của chứng khoán thay đổi niêm yết là ngày 16/1.

Nguồn: [Link nguồn]

Một thời đất nước này kiếm nhiều tiền nhờ một nguồn tài nguyên quý giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KÌ LÂN ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN