Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mua lại công ty của "đại gia cá tầm"

Trước khi bán cho Vinhomes, doanh nghiệp này thuộc sở hữu của CTCP Cá Tầm Việt Nam, doanh nghiệp nhà ông Lê Anh Đức, người thường được gọi là Đức “Cá Tầm”.

VN-Index mở cửa trong sắc xanh nhưng thanh khoản ở mức khá thấp. Thị trường liên tục rung lắc dữ dội quanh vùng 1.150. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn quay đầu giảm nhẹ. Mặc dù vậy, sắc xanh vẫn ở lại cho đến cuối phiên. 

Cổ phiếu ngân hàng phân hoá rõ rệt. VCB giảm 1,14%, BID giảm 0,9%, TCB giảm 1,49%, HDB giảm 1,44%, TPB giảm 1,96%,... Trong khi đó, VPB, ACB, MBB, STB, VIB đều ghi nhận tăng dưới 1%, bên cạnh đó, OCB tăng 1,87% và MSB tăng 1,82%.

Nhóm cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất trong ngày hôm nay đó là đầu tư công. Sau nhiều phiên giảm mạnh, nhóm này đã có những sự hồi phục nhất định. Rất nhiều cổ phiếu đầu ngành đều có được mức tăng rất chất lượng, điển hình có thể kể đến như HHV (+4.76%), FCN (+4.45%),...

Kết phiên hôm nay 28/9, VN-Index giảm 1,42 điểm, tương đương 0,12%, xuống 1.152,43 điểm. HNX Index giảm 1,34 điểm, tương đương 0,57%, còn 234,50 điểm. Upcom Index giảm 0,29 điểm, tương đương 0,33%, còn 88,44 điểm.

Thị trường nhiều mã tăng nhưng thanh khoản xuống đáy

Thị trường nhiều mã tăng nhưng thanh khoản xuống đáy

Thanh khoản sụt giảm thê thảm so với cuối tuần trước. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 13,5 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 280 mã tăng giá, 69 mã đứng giá tham chiếu và 201 mã giảm giá.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng trong ngày hôm nay với giá trị vào khoảng hơn 170 tỷ đồng. Trong đó, SSI (+83.86 tỷ) là cổ phiếu được tham gia mua vào tích cực nhất toàn thị trường. 

GVR là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính khi đem về cho Vn-Index 0,94 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi của VN-Index 1,37 điểm.

Phiên này, VHM của CTCP Vinhomes tăng 0,55% lên mức 45.750 đồng/cổ phiếu. Cuối tuần trước, VHM cũng ghi nhận tăng giá với mức tăng 2,25%. Mặc dù tăng hai phiên liên tiếp nhưng thị giá VHM vẫn thấp hơn khoảng 25% trong vòng 1 tháng qua.Trong nhiều tháng gần đây, cổ phiếu Vinhomes (VHM) giảm mạnh.

Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi tiền mua lại công ty du lịch của đại gia cá tầm

Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi tiền mua lại công ty du lịch của đại gia cá tầm

Liên quan đến VHM, theo Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, CTCP Vinhomes (VHM) cùng các công ty con trong kỳ đã mua thêm 51,3% cổ phần của Công ty Du lịch Cá Tầm, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%.

Trước đó, hồi đầu năm 2022, Vinhomes đã đầu tư và nắm giữ hơn 48% cổ phần Du lịch Cá Tầm, với giá trị đầu tư là gần 43,8 tỷ đồng.

CTCP Du lịch Cá Tầm có ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và chủ đầu tư dự án Cam Ranh Bay Cottages tại Bắc bán đảo Cam Ranh, với tổng diện tích hơn 15,1ha. Trong đó, phần đất để xây biệt thự - căn hộ nghỉ dưỡng là hơn 48.500m2. Phần đất trả tiền thuê hàng năm để xây các công trình thương mại, dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn, công trình giải trí, hạ tầng kỹ thuật… là gần 103.000m2. Thời hạn giao đất, cho thuê đất từ ngày 10/9/2015 đến 26/1/2065.

Dự án có quy mô đầu tư lên đến 800 tỷ đồng và được hy vọng một khi hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn cho Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh.

Trước khi bán cho Vinhomes, Du lịch Cá Tầm thuộc sở hữu của CTCP Cá Tầm Việt Nam, doanh nghiệp nhà ông Lê Anh Đức, người thường được gọi là Đức “Cá Tầm”. Ông Lê Anh Đức (1978) được biết đến là "đại gia cá tầm". Ông là người đầu tiên nuôi trồng giống cá này thành công tại Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu Đức bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, hoạt động từ năm 2005 và là khách sạn 4 sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN