Chứng khoán giảm mạnh 5 phiên liên tiếp, các chuyên gia khuyến nghị gì?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có chuỗi 5 phiên giảm điểm mạnh liên tiếp. Trong đó chỉ số VNIndex đã giảm 92,48 điểm tương đương mức giảm 6,26% khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ và bán tháo trong hoảng loạn.

Các nhà đầu tư chứng khoán đang tiếp tục trải qua cảm giác tiêu cực khi thị trường liên tục lao dốc trong các phiên chiều gần đây và ngày 20/4 cũng không ngoại lệ.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index lui về mức thấp nhất trong ngày tại 1.384,72 điểm, tức giảm đến 21,73 điểm (-1,55%). Đây đã là chuỗi 5 phiên lao dốc liên tiếp của chỉ số chính, tương đương rơi 92,48 điểm (-6,26%). Chỉ số đã quay về vùng giá hồi tháng 10/2021.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm 3,22% xuống 380,04 điểm và UPCom-Index giảm 1,77% xuống 106,4 điểm. Thanh khoản thị trường đạt hơn 24.000 tỷ đồng.

Thậm chí nếu tính ở 9 phiên giao dịch gần nhất (từ ngày 7 đến 20/4), chỉ số VN-Index đã có chuỗi 8 phiên giảm điểm và chỉ có 1 phiên tăng. Trong thời gian này, VN-Index đã giảm tới 138,18 điểm so với mốc 1.522,90 điểm kết phiên giao dịch ngày 6/4.

Sau 9 phiên giao dịch gần nhất,  VN-Index đã giảm tới 138,18 điểm so với mốc 1.522,90 điểm kết phiên giao dịch ngày 6/4.

Sau 9 phiên giao dịch gần nhất,  VN-Index đã giảm tới 138,18 điểm so với mốc 1.522,90 điểm kết phiên giao dịch ngày 6/4.

Trước những biến động mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán.

"Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện công bố thông tin không rõ ràng, không chính xác thì yêu cầu cải chính và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật", Thủ tướng chỉ đạo.

Những chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc triển khai các biện pháp bảo đảm ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán được đưa ra trong bối cảnh ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC và ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt. Nhiều cá nhân đã lợi dụng đăng tải thông tin thất thiệt ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.

Trong khi đó, giải thích về đà lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây, chia sẻ trên trang cá nhân của mình, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI cho rằng khi tăng lãi suất giá vốn không còn rẻ thì thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm. Đây mới chính là nguyên nhân của xu thế thị trường khi cả thế giới đang kiểm soát cung tiền ra thị trường.

Việc cơ quan chức năng kiểm soát việc giao dịch của một số nhóm thao túng thị trường, cũng như đang kiểm tra chấn chỉnh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các Tập đoàn kinh tế tư nhân đã ảnh hưởng giảm sâu đến thanh khoản và giá của một số mã chứng khoán nhưng thực sự vẫn theo xu thế chung của thị trường thế giới.

Theo ông Hưng thì thị trường đang mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro cho nhà đầu tư so với lúc thị trường tăng nóng ở đỉnh. Khi thị trường giảm bất kể vì lý do gì thì các nhà đầu tư đang giữ danh mục cổ phiếu đều thấy mất tiền và có cảm giác bi quan nhưng “qua cơn mưa trời lại sáng”, việc lành mạnh hoá thị trường luôn là yếu tố tích cực nhằm bảo vệ nhà đầu tư và cả nền kinh tế.

Trong khi đó, nhận định về phiên giao dịch ngày 21/4, chuyên gia các công ty chứng khoán đều tỏ ra thận trọng.

Các chuyên gia của CTCK MB (MBS) khuyến nghị diễn biến thị trường đang khiến tâm lý nhà đầu tư xuống thấp, do vậy các ngưỡng kỹ thuật cũng không đáng tin cậy. Thị trường cần chững đà giảm để ổn định tâm lý, dòng tiền bắt đáy cũng đã xuất hiện, khi nhóm bluechips chỉ giảm nhẹ và độ rộng thị trường cũng khá tích cực trong bối cảnh dòng tiền đang thoát ra khỏi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Các chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng với động thái bắt giá thấp vẫn diễn ra cùng với diễn biến bán tháo cũng đã hạ nhiệt, dự kiến nhịp hồi phục sẽ sớm xuất hiện từ vùng hỗ trợ mạnh 1.380 +/- 5 điểm.

Do vùng hỗ trợ đã cận kề, chúng ta vẫn có thể kỳ vọng nhịp hồi phục sẽ sớm xuất hiện. Vì vậy, nhà đầu tư nên tạm ngưng bán tháo nếu danh mục không ở mức rủi ro cao, và chờ nhịp hồi phục của thị trường để hành động.

Việc mở mua cổ phiếu cần phải chờ đợi sự quyết đoán của dòng tiền mua chủ động ở các nhịp tăng của thị trường. Nhóm cổ phiếu có tính chất đầu cơ và rủi ro cao vẫn nên tránh xa.

Các chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng theo mô hình giá, VN-Index đã phá vỡ mức hỗ trợ 1.400 điểm cho thấy đồ thị giá có thể mở rộng đà giảm về mức 1.350 điểm, đây được là mức đáy của sóng giảm 5.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế bán tháo khi VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.350 điểm và nên xử lý margin về mức thấp (hoặc bằng 0).

Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn nên tạm thời nắm giữ nếu không có áp lực margin và quan sát diễn biến thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 140.000 tỷ đồng

Trong năm 2022, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6.000 tỷ đồng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN